Tiền công đức là gì? Tiền công đức được quản lý như thế nào?

Tiền công đức là gì? Tiền công đức được quản lý như thế nào và tiền công đức có được dùng để tổ chức lễ hội không?

Tiền công đức là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:
a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;
b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
...

Theo quy định trên, tiền công đức là một khoản mà tổ chức, cá nhân thường bỏ vào hòm công đức tại các chùa, đền, miếu,...

Đây là một hình thức đóng góp, ủng hộ, tặng, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho các hoạt động của cơ sở tôn giáo đó như việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội.

Tiền công đức dưới nhiều hình thức như sau:

- Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;

- Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tiền công đức là gì? Tiền công đức được quản lý như thế nào?

Tiền công đức là gì? Tiền công đức được quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiền công đức có được dùng để tổ chức lễ hội không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định nguồn tài chính để tổ chức lễ hội:

Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội
1. Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
2. Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.
3. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.
4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).

Theo quy định trên, tiền công đức là nguồn tài chính để tổ chức lễ hội. Vì vậy tiền công đức được dùng để tổ chức lễ hội.

Tuy nhiên, việc sử dụng tiền công đức để tổ chức lễ hội cần được thực hiện minh bạch, công khai và đúng mục đích. Ban quản lý di tích, cơ sở tôn giáo cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể và báo cáo công khai cho cộng đồng.

Tiền công đức dùng cho hoạt động lễ hội được quản lý như thế nào?

Căn cứ Điều 56 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo:

Việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo
1. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo bao gồm tài sản được hình thành từ đóng góp của thành viên tổ chức; quyên góp, tặng cho của tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
...

Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:

Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
4. Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và từ thiện xã hội.
...

Căn cứ Điều 9 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định tiếp nhận tiền công đức, tài trợ:

Tiếp nhận tiền công đức, tài trợ
1. Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
2. Tiếp nhận tiền mặt:
Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.
Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.
...

Theo quy định trên, tiền công đức được xác định là tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiền công đức phải được ghi chép đầy đủ vào sổ sách thu chi và phải bảo đảm công khai, minh bạch.

Việc quản lý tiền công đức được thực hiện cụ thể như sau:

- Đối với tiền công đức được quyên góp bằng hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử thì phải có tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức.

- Đối với tiền mặt:

+ Cử người tiếp nhận, ghi chép đầy đủ số tiền đã nhận.

+ Định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần phải thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận.

+ Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức đã tiếp nhận.

- Đối với giấy tờ có giá:

+ Ghi chép đầy đủ tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành.

+ Quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

- Đối với kim khí quý, đá quý:

+ Ghi chép đầy đủ tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp.

+ Quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

Trân trọng!

Cơ sở tôn giáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở tôn giáo
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền công đức là gì? Tiền công đức được quản lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xây dựng công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
Hỏi đáp pháp luật
Cần những điều kiện gì để thành lập tổ chức tôn giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 19/3/2023, trách nhiệm quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc về ai? Hướng dẫn tiếp nhận tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo là của cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở tôn giáo
Phan Vũ Hiền Mai
3,598 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào