Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024? Tài sản thu được từ tội phạm cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào?
Tố giác cho vay nặng lãi là gì?
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định như sau:
Về một số từ ngữ
1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
2. “Thu lợi bất chính” là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay.
Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
Theo đó, có thể hiểu đơn giản tố giác cho vay nặng lãi là việc cá nhân, tổ chức thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi cho vay nặng lãi của người khác.
Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi cho vay có tính chất bóc lột, bên cho vay cho bên vay với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên, xâm phạm đến lợi ích của người vay, gây khó khăn, bức xúc trong xã hội.
Tố giác cho vay nặng lãi là một nghĩa vụ của công dân. Việc tố giác cho vay nặng lãi góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vay, đồng thời góp phần phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024? Tài sản thu được từ tội phạm cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, người tố giác có thể tham khảo mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024 như sau:
Tải Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024
Tài sản thu được từ tội phạm cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm
1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:
a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;
b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.
c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.
2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Theo đó, tài sản thu được từ hoạt động cho vay nặng lãi thì bị xử lý như sau:
(1) Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với các tài sản sau:
- Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;
- Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định mà người phạm tội đã thu của người vay.
- Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.
- Số tiền người vay sử dụng vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...)
(2) Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Lãi suất cho vay tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Theo đó, mức lãi suất cho vay tối đa trong trường hợp các bên có thỏa thuận là 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Ngoài ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất này căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ. Việc điều chỉnh lãi suất phải báo cáo cho Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Lưu ý: Mức lãi suất tối đa cho vay theo Bộ luật Dân sự 2015 chỉ áp dụng đối với khoản vay giữa cá nhân với nhau.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Lời chúc ngày 20 11 cho vợ là giáo viên mới nhất năm 2024?
- Đề xuất xe máy vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 6 triệu đồng?
- Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường dự bị đại học là gì?