Từ ngày 15/02/2024, khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế như thế nào?
Từ ngày 15/02/2024, khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định về khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế như sau:
Theo đó khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với một số tuyến dẫn tàu và một số loại tàu thuyền được quy định như sau:
Đối với trường hợp sử dụng dịch vụ hoa tiêu ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT, giá dịch vụ hoa tiêu được tính như sau:
Đối với các trường hợp sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT, tàu thuyền có dung tích từ 80.000GT trở lên (không áp dụng đối với tàu khách và tàu hàng lỏng), hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, giá dịch vụ hoa tiêu được tính lũy tiến như sau:
- Phần dung tích trên 80.000 GT đến 120.000 GT, áp dụng khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải bằng 50% quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT;
- Phần dung tích trên 120.000 GT đến 160.000 GT, áp dụng khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải bằng 40% quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT;
- Phần dung tích trên 160.000 GT trở lên, áp dụng khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải bằng 30% quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT.
Từ ngày 15/02/2024, khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở xác định giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 10 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định về cơ sở xác định giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải như sau:
[1] Giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải được tính theo từng lượt dẫn tàu, bằng tích số của giá dịch vụ tương ứng quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT với cự ly dẫn tàu với tổng dung tích của tàu thuyền;
Riêng đối với điểm 6 Điều 8 và điểm 6 khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT thì được tính bằng tích số của giá dịch vụ tương ứng với tổng dung tích của tàu thuyền.
[2] Trường hợp giá dịch vụ hoa tiêu tính theo quy định tại [1] thấp hơn giá tối thiểu cho 01 lượt dẫn tàu thì áp dụng bằng giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu quy định tại Điều 8, Điều 9 của Thông tư 39/2023/TT-BGTVT.
[3] Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ hoa tiêu, trong đó:
- Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định, không phân biệt tàu có hay không có két nước dằn;
- Đối với tàu thuyền chở khách: dung tích toàn phần tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa gồm nhưng gì?
Căn cứ quy định Điều 2 Thông tư 39/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định về đối tượng tính giá dịch vụ như sau:
Đối tượng tính giá dịch vụ
.....
2. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:
a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
b) Tàu thuyền vận tải hàng hoá, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam;
d) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
3. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.
.....
Như vậy, đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa gồm có:
- Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền vận tải hàng hoá, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam;
- Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
Lưu ý: Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại không thuộc đối tượng tính giá theo quy định Thông tư 39/2023/TT-BGTVT.
Các mức giá của khung giá quy định tại Thông tư 39/2023/TT-BGTVT chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?