Các bản Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ?

Cho tôi hỏi từ trước đến nay Việt Nam đã có bao nhiêu bản Hiến pháp và đó là những bản hiến pháp nào? Cơ quan nào có quyền lực nhà nước cao nhất theo Hiến pháp 2013? Mong dược giải đáp thắc mắc!

Các bản Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ?

Hiến pháp là đạo luật gốc, luật cơ bản quy định những vấn đề quan trọng nhất của một quốc gia; quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của con người, công dân.

Trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng của đất nước, Nhà nước ta đã thông qua và ban hành các bản Hiến pháp phù hợp với nhiệm vụ cách mạng do Đảng ta lãnh đạo:

[1] Hiến pháp 1946 - đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc;

[2] Hiến pháp 1959 - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước;

[3] Hiến pháp 1980 - Hiến pháp của kỳ nguyên thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn biên giới lãnh thổ Tổ quốc;

[4] Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

[5] Hiến pháp 2013 (bản hiến pháp đang có hiệu lực thi hành) - Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, đồng bộ cả về kinh tế, chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Hiến pháp 2013 là kết quả của sự kế thừa các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và là sự thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Hiến pháp 2013 gồm 11 chương, 120 điều, quy định về chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân; chính quyền địa phương; Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp 2013 quy định như thế nào về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Theo Điều 4 Hiến pháp 2013 có quy định như sau về Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

- Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Cơ quan nào có quyền lực nhà nước cao nhất theo Hiến pháp 2013?

Theo Điều 69 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

Điều 69.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Theo đó, cơ quan có quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội với những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh:

+ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

+ phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định đại xá;

- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

- Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định trưng cầu ý dân.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
09 điểm mới Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Lưu trữ mới nhất năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Thủ đô mới nhất 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản của Đảng có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Chu Tường Vy
6,387 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào