Mẫu Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2024?
Mẫu Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2024?
Sau đây là mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất áp dụng cho cả năm 2024:
Tải về miễn phí mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất áp dụng cho cả năm 2024 tại đây tải về
Hướng dẫn viết mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình:
(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng.
(2) Tên của chủ đầu tư.
(3) Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.
(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố công trình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định.
Mẫu Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Xác định chủ đầu tư xây dựng công trình như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về chủ đầu tư như sau:
Việc xác định chủ đầu tư xây dựng công trình sẽ dựa trên loại dự án, cụ thể là:
[1] Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công:
- Xác định chủ đầu tư căn cứ theo điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư
- Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư.
[2] Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công: chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;
[3] Đối với dự án PPP: chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
[4] Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp tại mục [1], [2], [3]: chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư.
Trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan
[5] Đối với các dự khác không thuộc trường hợp tại mục [1], [2], [3], [4]: chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư xây dựng.
Phân cấp và phân loại công trình xây dựng như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về phân cấp phân loại công trình xây dựng như sau:
Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân loại như sau:
a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.
...
2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
...
Theo đó, các công trình xây dựng sẽ được phân loại, phân cấp như sau:
[1] Phân loại:
- Theo tính chất kết cấu:
+ Nhà kết cấu dạng nhà;
+ Cầu, đường, hầm, cảng;
+ Trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè;
+ Kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
- Theo công năng sử dụng:
+ Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng;
+ Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp;
+ Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình phục vụ giao thông vận tải;
+ Công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh
[2] Phân cấp: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4
Trân trọng!


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cúng Gia tiên mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch đúng cách? Thời giờ làm việc bình thường vào mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch?
- Kể về một việc tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường lớp 3 chọn lọc 2025?
- Tham khảo bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Làm thế nào để bảo vệ đại dương?
- 28 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Người lao động nghỉ giữa giờ bao nhiêu phút khi làm việc 8 giờ ngày 28 tháng 2 2025 âm lịch?
- Thành phố Thái Bình được thành lập vào năm nào?