Dẫn độ tội phạm là gì? Ví dụ về dẫn độ tội phạm?
Dẫn độ tội phạm là gì? Ví dụ về dẫn độ tội phạm?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án:
Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
...
Theo quy định trên, dẫn độ tội phạm là việc một nước chuyển giao cho nước khác người phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Dẫn độ được áp dụng cho 02 đối tượng là người có hành vi phạm tội nhưng chưa được kết án và người phạm tội đã bị kết án.
Ví dụ về dẫn độ tội phạm như sau: Ông A là công dân Việt Nam có hành vi giết người trên lãnh thổ nước Việt Nam nhưng sau khi phạm tội thì trốn sang Lào.
Hiện nay Việt Nam có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về dẫn độ với Lào.
Nếu ông A bị bắt khi đang ở Lào và thõa mãn điều kiện được quy định tại Hiệp định thì việc dẫn độ sẽ áp dụng theo Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết với Lào.
Khi Việt nam có yêu cầu dẫn độ thì Lào sẽ dẫn độ ông A về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dẫn độ tội phạm là gì? Ví dụ về dẫn độ tội phạm? (Hình từ Intenret)
Hồ sơ yêu cầu dẫn độ gồm các giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định hồ sơ yêu cầu dẫn độ:
Hồ sơ yêu cầu dẫn độ
1. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
b) Các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Hồ sơ yêu cầu dẫn độ được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Theo đó, hồ sơ yêu cầu dẫn độ gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
- Văn bản yêu cầu dẫn độ phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
+ Lý do yêu cầu dẫn độ;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ;
+ Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ.
- Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ phải có tài liệu sau đây:
+ Tóm tắt nội dung của vụ án;
+ Các điều luật cần áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó;
+ Giấy tờ về quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ, nếu có;
+ Các tài liệu khác mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật và tập quán quốc tế.
- Trường hợp yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải kèm theo các tài liệu sau đây:
+ Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ;
+ Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ.
- Trường hợp yêu cầu dẫn độ để thi hành án thì phải kèm theo các tài liệu sau đây:
+ Bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ;
+ Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án.
Cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối yêu cầu dẫn độ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 35 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối yêu cầu dẫn độ trong trường hợp sau:
- Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
- Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
- Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
- Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007.
- Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
- Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?