Có được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết nguyên đán 2024?

Cho tôi hỏi có được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết nguyên đán 2024? Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án nào? Mong được giải đáp!

Có được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết nguyên đán 2024?

Căn cứ Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định cưỡng chế thi hành án:

Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án:

Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
...
2. Ngoài những trường hợp không tổ chức cưỡng chế thi hành án do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
...

Theo quy định trên, không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên đán 2024.

Có được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết nguyên đán 2024?

Có được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết nguyên đán 2024? (Hình từ Internet)

Có các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nào?

Căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, bao gồm:

- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Người phải thi hành án dân sự chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định chi phí cưỡng chế thi hành án:

Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
...

Như vậy, người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự sau đây:

- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;

- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;

- Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp sau:

+ Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá

+ Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;

- Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;

- Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;

- Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

Trân trọng!

Cưỡng chế thi hành án
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cưỡng chế thi hành án
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết nguyên đán 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân không?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức cưỡng chế thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1993
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1989
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cưỡng chế thi hành án
Phan Vũ Hiền Mai
2,647 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào