Khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân không?

Cho tôi hỏi, khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân không? Nhờ anh chị giải đáp.

Khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân không?

Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
1. Phong tỏa tài khoản.
2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Như vậy, theo quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại thì có biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Do đó, khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân.

Khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân không?

Khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân không? (Hình từ Internet)

Việc ra quyết định tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân thương mại căn cứ vào đâu?

Căn cứ quy định Điều 35 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại như sau:

Căn cứ ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại
Việc ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu căn cứ vào:
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Như vậy, việc ra quyết định tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân thương mại căn cứ vào các yếu tố sau:

- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Biên bản được lập theo quy định về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp nào áp dụng biện pháp tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân thương mại?

Căn cứ quy định Điều 36 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu như sau:

Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu
1. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chỉ tạm giữ những tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Như vậy, biện pháp tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp:

- Thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

- Cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Lưu ý: Chỉ tạm giữ những thiết bị chứa dữ liệu điện tử liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trân trọng!

Cưỡng chế thi hành án
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cưỡng chế thi hành án
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết nguyên đán 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì có thể tạm giữ thiết bị chứa dữ liệu điện tử của pháp nhân không?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức cưỡng chế thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1993
Hỏi đáp pháp luật
Cưỡng chế thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1989
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cưỡng chế thi hành án
Đinh Khắc Vỹ
359 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cưỡng chế thi hành án

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cưỡng chế thi hành án

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào