Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là Thượng tướng Chu Văn Tấn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam qua các thời kỳ bao gồm:
- Bộ trưởng Phan Văn Giang (từ 2021 - nay).
- Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch (từ 2016 - 2021).
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (từ 2006 - 2016).
- Bộ trưởng Phạm Văn Trà (từ 1997 - 2006).
- Bộ trưởng Đoàn Khuê (từ 1991 - 1997).
- Bộ trưởng Lê Đức Anh (từ 1987 - 1991).
- Bộ trưởng Văn Tiến Dũng (từ 1980 - 1986).
- Bộ trưởng Tạ Quang Bửu (từ 1947 - 1948).
- Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp (từ 1946 -1947, 1948-1980).
- Bộ trưởng Phan Anh (1946).
- Bộ trưởng Chu Văn Tấn (từ 1945 - 1946).
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?
Tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Căn cứ theo Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
......
Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm:
[1] Vụ, văn phòng, thanh tra
[2] Cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
Các đơn vị trên đều có người đứng đầu. Trong đó, số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04. Đối với số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định sao cho bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như thế nào trong tổ chức Chính phủ?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
- Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?