Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm những gì?

Cho tôi hỏi, nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm những gì? Nhờ anh chị biên tập viên hỗ trợ giải đáp,

Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phương án quản lý rừng bền vững như sau:

Phương án quản lý rừng bền vững
.....
2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
....

Như vậy, nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;

- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;

- Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;

- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;

- Giải pháp và tổ chức thực hiện.

Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm những gì?

Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm những gì? Hình từ Internet)

Diện tích rừng đặc dụng tối thiểu là bao nhiêu thì Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng?

Căn cứ quy định Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:

Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.

Theo đó, Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng có diện tích từ 50 ha trở lên.

Vai trò của rừng đặc dụng gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 rừng đặc dụng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch.

Một số vai trò cụ thể của rừng đặc dụng bao gồm:

- Bảo vệ môi trường sinh thái: Rừng đặc dụng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường. Rừng đặc dụng còn là nơi cung cấp nguồn nước sạch, nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Rừng đặc dụng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, có giá trị khoa học và kinh tế cao. Rừng đặc dụng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia, ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật.

- Nghiên cứu khoa học: Rừng đặc dụng là nơi lý tưởng để nghiên cứu về hệ sinh thái rừng, các loài động thực vật rừng, các vấn đề môi trường. Các nghiên cứu khoa học về rừng đặc dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

- Phát triển du lịch: Rừng đặc dụng có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn. Rừng đặc dụng là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Du lịch sinh thái ở rừng đặc dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Rừng đặc dụng là tài nguyên quý giá của quốc gia. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng đặc dụng để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trân trọng!

Quản lý rừng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý rừng
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý rừng
Đinh Khắc Vỹ
1,219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quản lý rừng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào