Yêu cầu kỹ thuật chung của băng con lăn quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5191:1990?
Yêu cầu kỹ thuật chung của băng con lăn quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5191:1990?
Căn cứ Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5191:1990 quy định yêu cầu kỹ thuật chung của băng con lăn như sau:
(1) Yêu cầu về kết cấu
- Thông số và kích thước cơ bản của băng con lăn phải theo TCVN 5190:1990.
- Băng con lăn phải làm việc bình thường ở nhiệt độ môi trường từ âm 5oC đến dương 50oC.
- Kết cấu băng con lăn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tiếp cận thuận tiện và an toàn với các bộ phận cần kiểm tra và bảo dưỡng.
+ Thay thế dễ dàng các chi tiết và bộ phận chóng mòn.
- Băng con lăn dẫn động có thể được dẫn động riêng hay dẫn động theo nhóm.
- Tốc độ quay con lăn của băng con lăn dẫn động phải được chọn sao cho không xảy ra hiện tượng trượt hàng trên con lăn khi khởi động băng con lăn.
- Bề mặt làm việc ngoài của con lăn có thể được gia công hoặc không gia công.
- Kết cấu ổ của con lăn phải được chế tạo sao cho không phải bôi trơn định kỳ, đảm bảo sức cản nhỏ khi di chuyển hàng, cũng như đảm bảo kín để tránh bụi bẩn.
(2) Yêu cầu đối với các cụm và chi tiết
- Kết cấu đoạn băng con lăn không dẫn động có thể mang xách được phải đảm bảo tháo lắp chúng dễ dàng và nhanh chóng.
- Số lượng giá đỡ cần phải đảm bảo dịch chuyển hàng hóa với vận tốc đều.
- Khi cần thiết băng con lăn cần có đoạn tháo lắp được để đảm bảo người vận hành đi qua được băng con lăn.
- Đoạn tháo lắp được phải được định vị ở vị trí mép để ngăn ngừa xê dịch ngẫu nhiên.
(3) Yêu cầu về vật liệu
Bề mặt làm việc ngoài của con lăn có thể bằng thép, nhôm hoặc chất dẻo.
(4) Yêu cầu chế tạo
- Độ đảo hướng tâm của bề mặt làm việc của con lăn không được vượt quá 0,5 % đường kính con lăn trong trường hợp bề mặt con lăn được gia công.
- Không vượt quá 1,5 % đường kính con lăn trong trường hợp bề mặt con lăn không được gia công.
(5) Yêu cầu về chất lượng lắp ráp
- Các phần tử chịu tải của băng con lăn phải được bố trí trong cùng một mặt phẳng.
- Sai lệch độ phẳng đo theo đường sinh trên cùng của con lăn trên đoạn băng con lăn bất kỳ dài một mét không được vượt quá:
+ 1 % đường kính con trong trường hợp bề mặt con lăn được gia công;
+ 2 % đường kính con lăn trong trường hợp bề mặt con lăn không được gia công.
- Trục của các con lăn phải vuông góc với đường tâm của băng con lăn, phải song song với nhau và được định vị để chống xoay và rơi.
- Con lăn sau khi lắp ráp phải quay được dễ dàng và không bị kẹt.
(6) Yêu cầu bảo vệ bề mặt
- Các phần tử và bộ phận của băng con lăn phải có lớp bảo vệ bề mặt thích hợp tránh tác dụng của môi trường xung quanh.
- Các đầu trục có ren và các phần tử không được sơn phải được bảo vệ trong thời gian vận chuyển.
Yêu cầu kỹ thuật chung của băng con lăn quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5191:1990? (Hình từ Internet)
Băng con lăn cần phải kèm theo các tài liệu nào?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5191:1990 quy định tài liệu:
Tài liệu
Băng con lăn cần phải kèm theo các tài liệu sau:
Lý lịch kỹ thuật bao gồm thuyết minh máy, danh mục phụ tùng thay thế và xác nhận nghiệm thu máy;
Bản vẽ lắp có bảng kê;
Bản hướng dẫn sử dụng và lắp ráp.
Theo đó, băng con lăn cần phải kèm theo 03 bản tài liệu sau:
- Lý lịch kỹ thuật bao gồm thuyết minh máy, danh mục phụ tùng thay thế và xác nhận nghiệm thu máy;
- Bản vẽ lắp có bảng kê;
- Bản hướng dẫn sử dụng và lắp ráp.
Sử dụng băng con lăn theo quy tắc nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5191:1990 quy định nguyên tắc sử dụng băng con lăn như sau:
- Yêu cầu kỹ thuật an toàn phải đáp ứng được yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn của máy vận chuyển liên tục.
- Chỉ cho phép vận chuyển trên băng con lăn những hàng hóa có ít nhất một mặt tựa phẳng.
- Hàng không có mặt tựa phẳng chỉ cho phép vận chuyển trong thùng hay khay vận chuyển.
- Chiều rộng của băng con lăn phải bằng 1,1 - 1,2 chiều rộng hàng hóa. Trong một số trường hợp cho phép sử dụng băng con lăn có chiều rộng không nhỏ hơn 0,75 chiều rộng hàng hóa.
- Trên các phần băng con lăn có khả năng bị rơi hoặc kẹt hàng cần dùng các bộ phận dẫn hướng.
- Nếu mặt phẳng vận chuyển của băng con lăn cao hơn sàn 1,6 m hay việc rơi hàng vận chuyển có thể gây ra tai nạn thì phải có bộ phận dẫn hướng đủ cứng trên toàn bộ chiều dài băng con lăn. Không cho phép sử dụng bộ phận dẫn hướng ở chỗ đưa hàng vào và lấy hàng ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Xe ô tô nào được phân loại theo mục đích sử dụng từ 01/01/2025?
- Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần gồm những giấy tờ gì?
- Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới được quy định như thế nào?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?