Phương tiện giao thông đường thủy là gì? Bao gồm những phương tiện nào gì?
Phương tiện giao thông đường thủy là gì? Bao gồm những phương tiện nào gì?
Phương tiện giao thông đường thủy là những loại phương tiện được sử dụng để di chuyển trên mặt nước, có thể được chế tạo thủ công hoặc bằng máy móc, công nghệ hiện đại. Phương tiện giao thông đường thủy được sử dụng phổ biến để chở người hoặc đồ vật trong kênh rạch, sông ngòi, trên biển … từ nơi này đến nơi khác hoặc các công dụng khác.
Thông thường, dựa trên mục đích sử dụng, kích thước, phương thức di chuyển,... phương tiện giao thông đường thủy gồm các loại sau: Tàu, thuyền, phà, sà lan, giàn khoan;....
Mặt khác, căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 có giải thích phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Phương tiện giao thông đường thủy là gì? Bao gồm những phương tiện nào gì? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị cấm trong giao thông đường thủy nội bộ?
Căn cứ theo quy định Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 4 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018; sửa đổi bởi khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, các hành vi bị cấm trong giao thông đường thủy nội bộ bao gồm:
- Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.
- Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.
- Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
- Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
- Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa.
- Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
- Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
- Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
- Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.
- Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
Báo hiệu đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Theo đó, hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
- Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy.
- Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng.
- Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
Mặt khác, tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
Trân trọng!
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- Phương tiện giao thông
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?