Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn pháp lý năm 2024 mới nhất?

Tôi có một thắc mắc: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn được quy định như thế nào, anh chị có thể cho tôi file tải về được không? (Câu hỏi của chị Khánh - An Giang)

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn pháp lý năm 2024 mới nhất?

Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở là văn bản thỏa thuận giữa hai bên, bên giao thầu (chủ nhà) và bên nhận thầu (nhà thầu), về việc thi công xây dựng công trình nhà ở. Hợp đồng này có ý nghĩa quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong quá trình thi công xây dựng và sau khi công trình hoàn thành.

Việc ký kết hợp đồng thi công xây dựng nhà ở là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở. Hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên, tránh những tranh chấp không đáng có trong quá trình thi công và sau khi công trình hoàn thành.

Sau đây là mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn pháp lý năm 2024 mới nhất có thể tham khảo:

Tải về miễn phí mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn pháp lý năm 2024 mới nhất tại đây tải về

Lưu ý: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở trên có nội dung cụ thể về những điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên khi sử dụng có thể tự chỉnh sửa tùy theo tình hình thực tế sao cho phù hợp

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn pháp lý năm 2024 mới nhất?

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn pháp lý năm 2024 mới nhất? (Hình từ Internet)

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở theo quy định hiện nay như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau:

[1] Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

- Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

- Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

- Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp;

- Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

- Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

- Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

- Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

[2] Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền tại mục [1], trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

[3] Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định về quyền của cá nhân và tổ chức nước ngoài.

[4] Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.

Những trường hợp nào nhà ở phải được phá dỡ?

Theo Điều 92 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ như sau:

- Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

- Nhà ở thuộc trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ

- Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trân trọng!

Đầu tư xây dựng nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đầu tư xây dựng nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở chuẩn pháp lý năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê có cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đầu tư xây dựng nhà ở
Chu Tường Vy
1,746 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào