Lập hóa đơn trong hoạt động xây dựng sau thời điểm nghiệm thu bị xử phạt như thế nào?
Hóa đơn lập sau thời điểm nghiệm thu công trình xây dựng có được không?
Căn cứ quy định điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
....
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
....
c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
d) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
d.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
d.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
....
Như vậy, đối với hoạt động xây dựng thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Do đó nếu như hóa đơn lập sau thời điểm nghiệm thu công trình xây dựng thì đây được xem là hóa đơn lập sai thời điểm.
Lập hóa đơn trong hoạt động xây dựng sau thời điểm nghiệm thu bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Lập hóa đơn trong hoạt động xây dựng sau thời điểm nghiệm thu bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1, khoản 3 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
....
Như vậy, việc lập hóa đơn trong hoạt động xây dựng sau thời điểm nghiệm thu có thể là hành vi lập hóa đơn sai thời điểm và tùy vào mức độ vi phạm, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo 2 hình thức sau:
- Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và không có tình tiết giảm nhẹ.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân (bằng 1/2 mức phạt tổ chức) (khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn trong hoạt động xây dựng sai thời điểm là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
.....
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn trong hoạt động xây dựng sai thời điểm là 02 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?