Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là đồng tiền nào?

Cho tôi hỏi đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là đồng tiền nào? Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trong quản lý cán cân thanh toán? Mong được giải đáp!

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam gọi tắt là cán cân thanh toán.

Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là đồng tiền nào?

Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là đồng tiền nào? (Hình từ Internet)

Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là đồng tiền nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập cán cân thanh toán:

Nguyên tắc lập cán cân thanh toán
1. Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).
3. Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
4. Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
a) Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
b) Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
6. Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.

Theo đó, đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là đồng đô la Mỹ (USD).

Việc sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) làm đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo tính thống nhất và dễ so sánh với các quốc gia khác trên thế giới.

Đồng đô la Mỹ (USD) là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế, được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, phương tiện dự trữ và đơn vị tính giá trong nhiều nước trên thế giới.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước:

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này:
a) Thu thập thông tin, số liệu lập và phân tích cán cân thanh toán định kỳ;
b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cung cấp cho các Bộ liên quan báo cáo cán cân thanh toán theo định kỳ và thời hạn quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Tổ chức thu nhận thông tin, số liệu và dự báo các hạng mục sau đây:
a) Chuyển giao vãng lai bằng tiền của khu vực tư nhân;
b) Vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng VND mở tại tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngoại hối;
d) Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Các loại tiền và tiền gửi quy định tại Điều 24 Nghị định này;
e) Dự trữ ngoại hối nhà nước.
3. Rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau để điều chỉnh số liệu do các Bộ, các cá nhân, tổ chức khác cung cấp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, phạm vi thống kê cán cân thanh toán.
4. Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Chính phủ việc thực hiện cung cấp thông tin của các tổ chức theo quy định của Nghị định này.
5. Sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin cán cân thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp luật thống kê và pháp luật khác có liên quan.
6. Chủ trì phổ biến thông tin, số liệu cán cân thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế thì Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm như sau:

(1) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các công việc sau:

- Thu thập thông tin, số liệu lập và phân tích cán cân thanh toán định kỳ;

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cung cấp cho các Bộ liên quan báo cáo cán cân thanh toán theo định kỳ và thời hạn như sau:

+ Cán cân thanh toán quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo;

+ Cán cân thanh toán năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.

(2) Tổ chức thu nhận thông tin, số liệu và dự báo các hạng mục sau đây:

- Chuyển giao vãng lai bằng tiền của khu vực tư nhân;

- Vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng VND mở tại tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngoại hối;

- Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài;

- Các loại tiền và tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán gồm:

+ Tiền mặt bằng đồng Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do người không cư trú nắm giữ.

+ Ngoại tệ do người cư trú nắm giữ.

+ Các khoản tiền gửi của người cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người không cư trú (trừ tiên gửi tại các Ngân hàng Trung ương), các khoản tiền gửi tại Việt Nam (trừ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) của người không cư trú.

- Dự trữ ngoại hối nhà nước.

(3) Rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau để điều chỉnh số liệu do các Bộ, các cá nhân, tổ chức khác cung cấp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, phạm vi thống kê cán cân thanh toán.

(4) Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Chính phủ việc thực hiện cung cấp thông tin của các tổ chức theo quy định của Nghị định 16/2014/NĐ-CP.

(5) Sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin cán cân thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp luật thống kê và pháp luật khác có liên quan.

(6) Chủ trì phổ biến thông tin, số liệu cán cân thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Ngân hàng thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn làm ngân hàng thanh toán khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thương mại có phải khai trương hoạt động văn phòng đại diện trong nước khi được chấp thuận thành lập văn phòng đại diện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng Giám đốc ngân hàng thương mại phải có bằng cấp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động bao lâu mới được thành lập văn phòng đại diện?
Hỏi đáp Pháp luật
Một bó tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Trên giấy niêm phong bó tiền ngân hàng phải ghi nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch ngân hàng thương mại gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu mã ngân hàng chuẩn xác nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng thương mại
Phan Vũ Hiền Mai
857 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào