Đơn vị sự nghiệp có được mua văn phòng phẩm từ hộ kinh doanh do con giám đốc đơn vị sự nghiệp làm chủ không?

Đơn vị sự nghiệp có được mua văn phòng phẩm từ hộ kinh doanh do con giám đốc đơn vị sự nghiệp làm chủ không? Người đứng đầu cơ quan nhà nước có được góp vốn vào doanh nghiệp hay không?

Đơn vị sự nghiệp có được mua văn phòng phẩm từ hộ kinh doanh do con giám đốc đơn vị sự nghiệp làm chủ không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn như sau:

Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
[...]
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
[...]

Theo quy định nêu trên, thì đơn vị sự nghiệp không được mua văn phòng phẩm từ hộ kinh doanh do con giám đốc đơn vị sự nghiệp làm chủ.

Đơn vị sự nghiệp có được mua văn phòng phẩm từ hộ kinh doanh do con giám đốc đơn vị sự nghiệp làm chủ không? (Hình từ Internet)

Người đứng đầu cơ quan nhà nước có được góp vốn vào doanh nghiệp hay không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn như sau:

Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
[...]
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
[...]

Theo quy định nêu trên, thì người đứng đầu cơ quan nhà nước vẫn có thể được góp vốn vào doanh nghiệp, tuy nhiên không được được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác phòng chống tham nhũng?

Căn cứ theo Điều 8 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.

Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm trong công tác phòng chống tham nhũng gồm:

- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương 9 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp có được mua văn phòng phẩm từ hộ kinh doanh do con giám đốc đơn vị sự nghiệp làm chủ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật theo Quy định 178?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức tham nhũng thực hiện các bước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất chi mua tin phòng chống tham nhũng, tiêu cực tối đa 50 triệu đồng/tin?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai có trách nhiệm kê khai tài sản thu nhập hằng năm nhằm phòng chống tham nhũng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi giới hối lộ là gì? Tội môi giới hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm tham nhũng được xem xét miễn hình phạt trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Nguyễn Tuấn Kiệt
69 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào