Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133 mới nhất hiện nay?
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133 mới nhất hiện nay?
Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định mẫu giấy đề nghị tạm ứng như sau:
Xem chi tiết Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133
*Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133 áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã 2023.
Cách ghi mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133?
Anh/chị có thể tham khảo mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133 như sau:
Tại Mục "Đơn vị", "Bộ phận": Ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận mà người xin tạm ứng làm việc.
Mục "Kính gửi": Ghi rõ gửi người có thẩm quyền xét duyệt (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp).
Mục "Tên tôi là", "Bộ phận (hoặc Địa chỉ)": Ghi rõ thông tin của người xin tạm ứng làm việc (họ tên, địa chỉ, bộ phận, đơn vị làm việc).
Mục "Số tiền": Ghi số tiền xin tạm ứng viết bằng số và bằng chữ.
Mục "Lý do tạm ứng": Ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng.
Ví dụ:
- Tạm ứng tiền công tác phí tại chi nhánh...., thành phố .... từ ngày .... đến ngày .....
- Tạm ứng tiền mua văn phòng phẩm tháng ....;
……
Mục "Thời hạn thanh toán": Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.
Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho phụ trách bộ phận ký kiểm tra tính hợp lệ của giấy đề nghị tạm ứng và ký xác nhận. Kế toán trưởng có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của giấy đề nghị tạm ứng và nêu rõ ý kiến đề nghị người có thẩm quyền duyệt chi. Căn cứ quyết định của người có thẩm quyền, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133 mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 141 tạm ứng theo Thông tư 133 là gì?
Tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 141 tạm ứng như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.
Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc (Tổng giám đốc) chỉ định bằng văn bản.
- Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.
Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có).
Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.
- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 141 (tạm ứng) theo Thông tư 133 được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 141 tạm ứng như sau:
Bên Nợ:
Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.
Bên Có:
- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;
- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
- Các khoản vật tư đã tạm ứng sử dụng không hết nhập lại kho.
Số dư bên Nợ:
Số tạm ứng chưa thanh toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?