Có phải lương tối thiểu thay đổi thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi theo?
Có phải lương tối thiểu thay đổi thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi theo?
Căn cứ theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
......
Mặt khác theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
.....
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
.....
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu hiện hành |
Vùng 1 | 4.680.000 đồng/tháng |
Vùng 2 | 4.160.000 đồng/tháng |
Vùng 3 | 3.640.000 đồng/tháng |
Vùng 4 | 3.250.000 đồng/tháng |
Theo đó, mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của người lao động được đóng theo mức tiền lương hàng tháng và mức tiền lương tháng này phải không thấp hơn mức tối thiểu theo vùng.
Bên cạnh đó, ngày 20/12/2023 Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/07/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định và phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng cho người lao động với mức tối thiểu. Do đó, lương tối thiểu thay đổi thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi theo.
Có phải lương tối thiểu thay đổi thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi theo? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm xã hội có các chế độ nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện nay bảo hiểm xã hội có các chế độ như sau:
[1] Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
- Ốm đau.
- Thai sản.
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hưu trí.
- Tử tuất.
[2] Đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
- Hưu trí.
- Tử tuất.
[3] Đối với Bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ do Chính phủ quy định.
Mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng hiện nay của người lao động được xác định như sau:
[1] Đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động thuộc các trường hợp sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
[2] Đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
[3] Mức đóng BHXH hằng tháng đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc.
- Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?