Bổ sung một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh BHYT kể từ ngày 12/12/2023?

Cho tôi hỏi: Có phải bổ sung một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh BHYT kể từ ngày 12/12/2023 hay không? (Câu hỏi của chị Trâm Anh - Đà Nẵng)

Bổ sung một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh BHYT kể từ ngày 12/12/2023?

Ngày 12/12/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 4195/BHXH-CSYT năm 2023. Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh tiếp tục triển khai việc ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT theo hướng dẫn tại Công văn 4076/BHXH-CSYT; Công văn 3794/BHXH-CSYT và Quy trình giám định BHYT ban hành kèm theo Quyết định 3618/QĐ-BHXH năm 2022.

Mẫu hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hiện nay là mẫu số 7 được ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 75/2023/NĐ-CP. Mẫu hợp đồng khám chữa bệnh BHYT như sau:

Tải Mẫu hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tại đây. Tải về.

Mặt khác, tại Công văn 4195/BHXH-CSYT năm 2023 có bổ sung một nội dung trong mẫu hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, cụ thể như sau:

[1] Bổ sung phần hành chính Bên B:

- Mã cơ sở KCB, Số Giấy phép hoạt động, Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KCB, loại hình quản lý (công lập, ngoài công lập), Hạng bệnh viện (nếu có), loại hình hợp đồng (KCB ngoại trú; KCB nội, ngoại trú).

- Trường hợp có cơ sở KCB BHYT trực thuộc thì bổ sung thông tin của cơ sở KCB BHYT trực thuộc như thông tin của cơ sở KCB BHYT thứ nhất.

[2] Bổ sung Điều 4: Quyền và trách nhiệm của Bên A:

“1. Quyền của bên A:

đ) Yêu cầu bên B cung cấp tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ công tác giám định bảo hiểm y tế (quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Bảo hiểm y tế 2008).

e) Tiếp nhận bản tổng hợp đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT của tháng trước của cơ sở KCB trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, báo cáo quyết toán chi phí KCB BHYT quý trước của cơ sở KCB trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế 2008).

2. Trách nhiệm của bên A:

e) Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với các hồ sơ, các chuyên đề giám định đã thực hiện (được ghi nhận tại mục B bảng tổng hợp chi phí KCB BHYT đưa vào quyết toán theo Mẫu số C80-HĐ ban hành theo Thông tư 102/2018/TT-BTC).

g) Thực hiện thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế 2008:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở KCB, cơ quan BHXH có trách nhiệm thông báo kết quả giám định và số quyết toán chi phí KCB BHYT bao gồm chi phí KCB thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT cho cơ sở KCB;

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo số quyết toán chi phí KCB BHYT, cơ quan BHXH phải hoàn thành việc thanh toán với cơ sở KCB.

[3] Bổ sung khoản 2 Điều 5: “2.Trách nhiệm của bên B:

e) Cung cấp cho bên A tài liệu liên quan đến KCB và thanh toán chi phí KCB của người tham gia BHYT (quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Bảo hiểm y tế 2008).

g) Lập bảng kê chi phí KCB BHYT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của bảng kê này (quy định tại khoản 7 Điều 43 Luật Bảo hiểm y tế 2008).

h) Thực hiện gửi dữ liệu điện tử về KCB BHYT theo đúng quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 21 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 8 Thông tư 48/2017/TT-BYT (Gửi dữ liệu phục vụ quản lý KCB BHYT ngay sau khi kết thúc lần khám bệnh hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú hay đợt điều trị nội trú; Gửi dữ liệu về chi phí KCB BHYT đề nghị thanh toán trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc KCB đối với người bệnh).

i) Thực hiện gửi bản tổng hợp đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT của tháng trước trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, gửi báo cáo quyết toán chi phí KCB BHYT của quý trước trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế 2008).

k) Chủ động phát hiện, rà soát, kiểm tra xác minh các chi phí KCB BHYT tăng cao tại cơ sở theo kiến nghị, cảnh báo của cơ quan BHXH và điều chỉnh phù hợp (quy định tại điểm d khoản 7 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP).

Hồ sơ ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT lần đầu có gì?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hồ sơ ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT lần đầu có các giấy tờ sau:

- Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập.

- Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).

Bổ sung một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh BHYT kể từ ngày 12/12/2023?

Bổ sung một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh BHYT kể từ ngày 12/12/2023? (Hình từ Internet)

Thời hạn của hợp đồng khám chữa bệnh BHYT là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
....
2. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
a) Thời hạn của hợp đồng từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm, tối đa không quá 36 tháng;
b) Đối với hợp đồng ký lần đầu, thời hạn của hợp đồng được tính kể từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 của năm thời hạn hợp đồng hết hiệu lực, tối đa không quá 36 tháng;
c) Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc ký hợp đồng năm sau trước ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Trước khi hợp đồng hết hiệu lực 10 ngày, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội thỏa thuận gia hạn và thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng một phụ lục hợp đồng thì phụ lục đó có giá trị pháp lý, trừ khi có thỏa thuận khác.
....

Như vậy, thời hạn của hợp đồng khám chữa bệnh BHYT là từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm, tối đa không quá 36 tháng.

Đối với hợp đồng khám chữa bệnh BHYT lần đầu thì thời hạn được tính kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12 của năm, tối đa không quá 36 tháng.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm thân thể người bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt không vì mục đích lợi nhuận phải bố trí bao nhiêu bác sĩ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Dương Thanh Trúc
605 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào