Thực tập sinh có được trả lương khi làm việc tại doanh nghiệp không?
Thực tập sinh là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm của thực tập sinh.
Tuy nhiên có thể hiểu thực tập sinh là người tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp. Thực tập sinh thường là vị trí dành cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những bạn đang là sinh viên năm cuối. Công việc chính ở vị trí này là sẽ hỗ trợ công việc khác nhau cho công ty tùy vào từng vị trí và theo sự hướng dẫn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải ký hợp đồng thực tập với thực tập sinh không?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về hợp đồng thực tập cho thực tập sinh.
Căn cứ tại Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định:
Trách nhiệm của xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Theo đó,đối với doanh nghiệp việc tiếp nhận thực tập là một hình thức hỗ trợ các sinh viên thực hành các kiến thức đã được học từ trường và có thể sẽ trở thành nguồn nhân sự tương lai cho doanh nghiệp. Do đó, tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể ký hợp đồng thực tập đối với thực tập sinh.
Pháp luật không có bất kỳ ràng buộc việc doanh nghiệp phải ký hợp đồng thực tập đối với thực tập sinh.
Thực tập sinh có được trả lương khi làm việc tại doanh nghiệp không?
Theo pháp luật hiện hành, hiện nay vẫn chưa có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương cho thực tập sinh.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
…
Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động
....
Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc.
Doanh nghiệp và thực tập sinh có thể ký kết một thỏa thuận thực tập quy định rõ quyền và trách nhiệm của các bên trong thời gian thực tập. Nội dung của thỏa thuận có thể quy định như: tiền lương,thời gian thực tập, công việc thực tập, các khoản trợ cấp (trợ cấp ăn, ở, đi lại).
Như vậy, việc thực tập sinh có được trả lương hay không là tùy vào chính sách của từng công ty, thực tập sinh nên trao đổi trước khi tiến hành thực tập.
Thực tập sinh có được trả lương khi làm việc tại doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trả lương phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc trả lương như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, nguyên tắc trả lương mà doanh nghiệp cần tuân thủ là:
- Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?