Vùng kinh tế trọng điểm là gì? 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là các vùng nào?

Cho tôi hỏi: Vùng kinh tế trọng điểm là gì? 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là các vùng nào? Câu hỏi từ chị Thùy Dương - Bến Tre

Vùng kinh tế trọng điểm là gì? 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là các vùng nào?

Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.

Các vùng kinh tế trọng điểm có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hiện nay, Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm:

[1] Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

[2] Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

[3] Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.

[4] Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm các tỉnh: TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Các vùng kinh tế trọng điểm được ưu tiên đầu tư phát triển về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đầu tư,... nhằm phát huy tối đa tiềm lực và lợi thế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vùng kinh tế trọng điểm là gì? 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là các vùng nào?

Vùng kinh tế trọng điểm là gì? 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là các vùng nào? (Hình từ Internet)

Rà soát, sắp xếp hệ thống trường đại học trong từng vùng kinh tế trọng điểm để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo và sử dụng lao động?

Theo đó, tại Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2020 đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm.

[1] Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, sắp xếp hệ thống trường đại học trong từng vùng KTTĐ; gắn kết các trường đại học với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, với thị trường và nhu cầu xã hội; quy hoạch ngành nghề đào tạo, phát triển các ngành cốt lõi đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng; đổi mới nội dung chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục.

[2] Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Khẩn trương tổ chức chương trình đào tạo, đào tạo lại cho người lao động có trình độ, tay nghề phù hợp với định hướng thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có nhu cầu và là thế mạnh của các vùng KTTĐ.

- Đề xuất giải pháp tăng cường kết nối cung - cầu nhân lực các địa phương trong vùng KTTĐ với cả nước, khu vực và quốc tế; có các chính sách liên kết, hợp tác đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề, nhất là cơ sở công lập với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong vùng KTTĐ.

[3] Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm

- Tự xác định nhu cầu nhân lực theo đặc thù của từng địa phương, có cơ chế sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, đúng ngành nghề đào tạo.

- Đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng KTTĐ. Rà soát, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp bố trí đủ cho các dự án quan trọng, quy mô lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

06 quan điểm nhằm đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm hiện nay?

Tại Mục 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2020 đã đề ra 06 quan điểm nhằm đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể:

[1] Đổi mới tư duy, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn vùng và từng địa phương, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các yếu tố bứt phá để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển của vùng và của cả nước.

[2] Khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về điều phối liên kết vùng để thúc đẩy liên kết vùng KTTĐ đảm bảo chủ động, hiệu quả; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động liên kết vùng.

[3] Xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, tính liên kết đặc thù của từng vùng. Xây dựng quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp nhiều quy hoạch, thể hiện được vai trò "đầu tàu" của vùng KTTĐ với cách làm đổi mới sáng tạo, không tư duy dàn trải, cát cứ, chỉ nghĩ lợi ích một địa phương mà bỏ qua các yếu tố vùng, yếu tố quốc gia.

[4] Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng KTTĐ, nhất là các dự án giao thông, thủy lợi liên vùng, các dự án quan trọng quy mô lớn tác động lan tỏa tích cực, các công trình chống ngập, trữ nước, kiểm soát mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

[5] Xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương trong vùng để tập trung thu hút đầu tư, hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp, cạnh tranh giữa các vùng và nội vùng; tránh phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực phát triển không bền vững, đã hết dư địa tăng trưởng. Các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ cần luôn đi đầu trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế mới, thể hiện vai trò đầu tàu, “hạt nhân phát triển” của nền kinh tế quốc gia.

[6] Nâng cao trách nhiệm của các đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng vùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp, liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng và liên vùng. Các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm cần chủ động phối hợp thúc đẩy liên kết vùng; xác định vị trí, vai trò kết nối của từng địa phương trong vùng và giữa vùng với cả nước thông qua các hình thức liên kết và điều phối vùng phù hợp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết thư UPU 2025 bao nhiêu từ? Viết thư Quốc tế UPU dành cho những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần thứ nhất cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nghị quyết đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Quảng Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ như thế nào? Phòng chống bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em mầm non như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là gì? Cách xử lý khi bị bệnh đau mắt đỏ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
13/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 13 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Củng mạc là gì? Chức năng của củng mạc là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
2,817 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào