Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia như thế nào?
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia như thế nào?
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam là một loại bản đồ thể hiện thông tin về địa giới hành chính của các tỉnh thành trên cả nước. Bản đồ này thường được sử dụng để tra cứu thông tin về diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành.
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam thường được thể hiện dưới dạng bản đồ nền màu, trong đó các tỉnh thành được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau. Các thông tin về diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành thường được thể hiện bằng các ký hiệu, chữ viết, số liệu.
Tính đến thời điểm này, về mặt hành chính, quốc gia Việt Nam được chia thành 63 tỉnh thành với 3 miền và 6 vùng kinh tế với những đặc điểm riêng về địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Với bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam, cụ thể:
[1] 3 miền và 6 vùng kinh tế của Việt Nam
- Việt Nam được chia thành 3 miền địa lý chính, đó là:
Miền Bắc: Gồm 25 tỉnh thành: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Miền Trung: Gồm 19 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Miền Nam: Gồm 19 tỉnh thành: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau và 02 thành phố trực thuộc Trung ương là: TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
- Ngoài ra, Việt Nam còn được chia thành 6 vùng kinh tế trọng điểm, đó là:
Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
Lưu ý:
Mặc dù trước đó đã có nhiều đề xuất chia cả nước thành 7 vùng kinh tế trọng điểm chứ không phải là 6 vùng kinh tế trọng điểm như hiện nay.
Tuy nhiên, vùng kinh tế trọng điểm thứ 7, đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội.
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia như thế nào? (Hình từ Internet)
Có các loại bản đồ hành chính các cấp nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định hiện nay, có các loại bản đồ hành chính các cấp như sau:
- Bản đồ hành chính toàn quốc là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
- Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là bản đồ hành chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp huyện) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Tập bản đồ hành chính toàn quốc là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
- Tập bản đồ hành chính cấp tỉnh là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
- Tập bản đồ hành chính cấp huyện là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.
Độ chính xác của bản đồ hành chính các cấp phải đảm bảo những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định độ chính xác của bản đồ hành chính các cấp phải đảm bảo như sau:
[1] Sai số độ dài cạnh khung bản đồ ≤ 0,2 mm; đường chéo bản đồ ≤ 0,3 mm; khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ ≤ 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
[2] Sai số giới hạn vị trí mặt bằng
- Sai số vị trí mặt phẳng của điểm tọa độ nhà nước ≤ 0,3 mm theo tỷ lệ bản đồ;
- Sai số vị trí mặt phẳng của các đối tượng địa vật trên bản đồ so với các điểm tọa độ nhà nước: Đối với vùng đồng bằng: ≤ 1,0 mm; đối với vùng núi, trung du: ≤ 1,5 mm.
[3] Trong trường hợp các ký hiệu trên bản đồ dính liền nhau, khi trình bày được phép xê dịch đối tượng có độ chính xác thấp hơn và đảm bảo giãn cách giữa các đối tượng ≤ 0,3 mm.
[4] Sai số độ cao do xê dịch đường bình độ trong quá trình tổng quát hóa ≤ 1/2 khoảng cao đều. Trong trường hợp ở những vùng núi cao khó khăn đi lại có thể nới rộng sai số đến 1 khoảng cao đều.
[5] Ghi chú độ cao, độ sâu lấy tròn số đơn vị mét.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?