Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh không áp dụng đối với các trường hợp nào?
- Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh không áp dụng đối với các trường hợp nào?
- Chưa được Bộ Tài chính chấp thuận mà áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực kế toàn thì bị phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực kế toàn mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận là bao lâu?
Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh không áp dụng đối với các trường hợp nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 3 Mục Quy định chung Chuẩn mực số 11 hợp nhất kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định về các trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán như sau:
Chuẩn mực này không áp dụng đối với:
a) Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được thực hiện dưới hình thức liên doanh;
b) Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung;
c) Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ;
d) Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu.
Theo đó chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh (Chuẩn mực số 11) không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được thực hiện dưới hình thức liên doanh;
- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung;
- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ;
- Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu.
Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh không áp dụng đối với các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chưa được Bộ Tài chính chấp thuận mà áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực kế toàn thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
b) Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
......
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp chưa được Bộ Tài chính chấp thuận mà áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực kế toàn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thưc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực kế toàn mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
......
Như vậy, theo quy định thi thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
Do đó đối với hành vi áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực kế toàn mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?