Công thức tính lực nén ở nhiệt độ cao đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008?
- Nhiệt độ thử nghiệm đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang phải được thực hiện ở nhiệt độ nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008?
- Công thức tính lực nén đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008?
- Công thức tính lực nén vỏ bọc đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008?
Nhiệt độ thử nghiệm đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang phải được thực hiện ở nhiệt độ nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008 quy định về nhiệt độ thử nghiệm như sau:
Nhiệt độ thử nghiệm
Nếu không có qui định nào khác, thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường.
Như vậy, nhiệt độ thử nghiệm đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường nếu không có quy định nào khác.
Công thức tính lực nén ở nhiệt độ cao đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008? (Hình từ Internet)
Công thức tính lực nén đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008?
Căn cứ Tiểu mục 8.1.4 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008 quy định thử nghiệm nén ở nhiệt độ cao như sau:
Lực F, tính bằng niutơn, phải được đặt vào bởi dao nén tỳ lên mảnh thử nghiệm (của cả lõi tròn và lõi có dạng dẻ quạt) được tính theo công thức:
Trong đó:
k là hệ số được qui định trong tiêu chuẩn đối với kiểu cáp cụ thể nếu có đưa ra giá trị, hoăc nếu giá trị này không qui định trong tiêu chuẩn của cáp thì:
k = 0,6 đối với dây mềm và lõi của cáp mềm
k = 0,6 đối với lõi có D ≤ 15 mm, của cáp dùng cho lắp đặt cố định
k = 0,7 đối với lõi có D > 15 mm và đối với lõi có dạng dẻ quạt của cáp dùng cho lắp đặt cố định
= giá trị trung bình của chiều dày cách điện của mảnh thử nghiệm
D = giá trị trung bình của đường kính ngoài của mảnh thử nghiệm
và D đều được tính bằng milimét, lấy đến một chữ số thập phân và được đo trên một lát mỏng được cắt từ phần cuối của mảnh thử nghiệm như qui định trong phương pháp thử nghiệm của TCVN 6614-1-1 (IEC 60811-1-1).
Đối với lõi dạng dẻ quạt, D là giá trị đường kính trung bình của phần "lưng" hoặc phần lượn tròn của dẻ quạt, tính bằng milimét, lấy đến một chữ số thập phân. Giá trị này được xác định từ ba phép đo chu vi của cụm lõi bằng thước dây (các phép đo được thực hiện tại ba vị trí khác nhau trên các lõi ghép với nhau thành cụm).
Lực đặt vào mảnh thử nghiệm của dây dẹt không có vỏ bọc phải gấp hai lần giá trị đỉnh theo công thức trên, trong đó D là giá trị trung bình của kích thước nhỏ của mảnh thử nghiệm được mô tả ở 8.1.1.
Lực tính được có thể làm tròn xuống không quá 3%.
Đánh giá kết quả
Giá trị giữa của các giá trị vết lõm đo được trên ba mảnh thử nghiệm lấy từ mỗi lõi không được lớn hơn 50% giá trị trung bình chiều dày cách điện của mảnh thử nghiệm (khi đo theo 8.1.4).
CHÚ THÍCH: Giá trị 50% là bất biến từ nguyên lý cơ bản của công thức và giống nhau đối với tất cả vật liệu. Mức độ nghiêm ngặt của thử nghiệm chỉ có thể thay đổi bằng cách thay đổi hệ số k chứ không thay đổi giá trị 50%.
Lưu ý: Thử nghiệm này không nên áp dụng đối với cách điện và vỏ bọc có chiều dày nhỏ hơn 0,4 mm.
Công thức tính lực nén vỏ bọc đối với vật liệu cách điện, cáp điện, cáp quang theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008?
Căn cứ Tiểu mục 8.2.4 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6614-3-1:2008 quy định thử nghiệm nén ở nhiệt độ cao như sau:
Nếu không có qui định nào khác, lực F, tính bằng niutơn, được đặt vào bởi dao nén tỳ lên mảnh thử nghiệm của vỏ bọc, phải được tính theo công thức:
Trong đó:
k là hệ số được qui định trong tiêu chuẩn đối với kiểu cáp cụ thể nếu có đưa ra giá trị, hoăc nếu giá trị này không qui định trong tiêu chuẩn của cáp thì:
k = 0,6 đối với dây mềm và cáp
k = 0,6 đối với cáp có D ≤ 15 mm dùng cho lắp đặt cố định
k = 0,7 đối với cáp có D > 15 mm dùng cho lắp đặt cố định, và trong đó:
= giá trị chiều dày trung bình của mảnh thử nghiệm của vỏ bọc
D = giá trị đường kính ngoài trung bình của mảnh thử nghiệm của vỏ bọc hoặc đối với vỏ bọc của cáp dẹt hoặc dây dẹt, là kích thước ngoài của cạnh nhỏ của mảnh thử nghiệm của vỏ bọc
và D đều được tính bằng milimét, lấy đến một chữ số thập phân và được đo như qui định trong phương pháp thử nghiệm của TCVN 6614-1-1 (IEC 60811-1-1) (D là đường kính của cáp mà mảnh thử nghiệm được cắt ra).
Lực tính được có thể làm tròn xuống nhưng không quá 3 %.
Đánh giá kết quả
Giá trị giữa của các giá trị vết lõm đo được trên ba mảnh thử nghiệm được lấy từ vỏ bọc đem thử nghiệm không được lớn hơn 50% giá trị chiều dày trung bình của mẫu khi đo theo 8.2.4.
CHÚ THÍCH: Giá trị 50% là bất biến từ nguyên lý cơ bản của công thức và giống nhau đối với tất cả các vật liệu. Mức độ nghiêm ngặt của thử nghiệm chỉ có thể thay đổi bằng cách thay đổi hệ số k chứ không thay đổi giá trị 50%.
Lưu ý: Thử nghiệm này không nên áp dụng đối với cách điện và vỏ bọc có chiều dày nhỏ hơn 0,4 mm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?
- Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
- Đối tượng nào được học trung cấp lý luận chính trị? Không có bằng cấp 3 có được học trung cấp lý luận chính trị không?