Có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ an ninh hàng hải cấp 1 lên cấp 3 không?

Cho tôi hỏi: Có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ an ninh hàng hải cấp 1 lên cấp 3 không? Có bao nhiêu cấp độ an ninh hàng hải? Anh Nam - Gia Lai

Có bao nhiêu cấp độ an ninh hàng hải?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định cấp độ an ninh hàng hải như sau:

Cấp độ an ninh hàng hải
Cấp độ an ninh hàng hải được phân chia thành 03 cấp, gồm:
1. Cấp độ 1: Là cấp độ thông thường, yêu cầu áp dụng các biện pháp an ninh tối thiểu trong Điều kiện hoạt động bình thường của tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
2. Cấp độ 2: Là cấp độ cao, yêu cầu áp dụng các biện pháp an ninh cao hơn trong thời gian có nguy cơ cao về sự cố an ninh đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
3. Cấp độ 3: Là cấp độ đặc biệt, yêu cầu áp dụng các biện pháp an ninh đặc biệt trong thời gian có thể hoặc sắp xảy ra sự cố an ninh đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.

Như vậy, an ninh hàng hải có 3 cấp độ bao gồm:

(1) Cấp độ thông thường

(2) Cấp độ cao

(3) Cấp độ đặc biệt

Có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ an ninh hàng hải cấp 1 lên cấp 3 không?

Có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ an ninh hàng hải cấp 1 lên cấp 3 không? (Hình từ Internet)

Có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ an ninh hàng hải cấp 1 lên cấp 3 không?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định duy trì và thay đổi cấp độ an ninh hàng hải như sau:

Duy trì và thay đổi cấp độ an ninh hàng hải
1. Cấp độ 1 được duy trì thường xuyên trên các tàu biển Việt Nam, giàn di động và tại các cơ sở cảng Việt Nam.
2. Các cấp độ an ninh hàng hải có thể thay đổi theo thứ tự từ cấp độ 1 lên cấp độ 2 và cấp độ 3 hoặc cũng có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ 1 lên cấp độ 3, tùy theo Điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
3. Cấp độ 3 chỉ áp dụng trong thời gian có thông tin đáng tin cậy, nhận biết rõ sự cố an ninh có thể hoặc sắp xảy ra đối với tàu biển, giàn di động hoặc cơ sở cảng.
4. Việc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải phải được thực hiện theo công bố của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và được thông báo kịp thời cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.

Như vậy, các cấp độ an ninh hàng hải có thể thay đổi theo thứ tự từ cấp độ 1 lên cấp độ 2 và cấp độ 3 hoặc cũng có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ 1 lên cấp độ 3, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm công bố cấp độ an ninh hàng hải?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định cơ quan công bố, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải như sau:

Cơ quan công bố, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải
1. Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển chịu trách nhiệm công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này.
2. Bộ Công an cung cấp các thông tin cần thiết cho Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển để công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải đối với cơ sở cảng.

Như vậy, Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển chịu trách nhiệm công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải.

Quy trình tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin về cấp độ an ninh hàng hải được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin về cấp độ an ninh hàng hải được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển có trách nhiệm thông báo về cấp độ, sự thay đổi về cấp độ an ninh hàng hải cho Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải (sau đây viết tắt là Trung tâm).

Bước 2: Ngay sau khi nhận được các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm phải chuyển tiếp các thông tin đó đến các tổ chức, cá nhân sau:

- Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa;

- Cán bộ an ninh của chủ tàu;

- Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có liên quan, đồng thời thông báo cho Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao (sau đây viết tắt là Cục Lãnh sự).

Trong trường hợp Trung tâm không thể liên lạc được với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu biển hoặc giàn di động mang cờ quốc tịch thì sẽ thông qua Cục Lãnh sự để thông báo cho các cơ quan có liên quan của quốc gia đó biết.

Bước 3: Xử lý ngay sau khi nhận được thông tin do Trung tâm truyền phát:

- Các Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa phải thông báo cho cán bộ an ninh của cơ sở cảng và tàu biển, giàn di động dự kiến sẽ đến hoặc đang hoạt động tại cơ sở cảng thuộc khu vực quản lý, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng hoặc Công an cửa khẩu cảng;

- Cán bộ an ninh của chủ tàu phải thông báo cho sĩ quan an ninh tàu biển do mình quản lý biết để áp dụng cấp độ an ninh hàng hải cho tàu biển, giàn di động.

Bước 4: Các tàu biển, giàn di động và cơ sở cảng phải triển khai kế hoạch an ninh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trân trọng!

Thông tin an ninh hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thông tin an ninh hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể chuyển trực tiếp từ cấp độ an ninh hàng hải cấp 1 lên cấp 3 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Để trở thành viên chức ở chức danh Thông tin an ninh hàng hải hạng III cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp Thông tin an ninh hàng hải hạng II là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp Thông tin an ninh hàng hải hạng I là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thông tin an ninh hàng hải
Nguyễn Thị Hiền
115 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thông tin an ninh hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào