Tổng hợp chính sách mới liên quan đến giáo viên đã có hiệu lực từ ngày 16/12/2023?
Định mức giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 20 đã có hiệu lực chưa?
Từ ngày 16/12/2023 sẽ có một số chính sách mới liên quan đến giáo viên, đã có hiệu lực. Trong đó từ 16/12/2023 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, bao gồm các quy định về vị trí việc làm, định mức giáo viên mầm non, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Đối với, định mức giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, Điều 17 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như sau:
[1] Trường tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 01 buổi/ngày;
Trường tiểu học sau khi tính số lượng học sinh/lớp, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 12 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 15 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên;
[2] Trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp;
Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp;
Trường trung học cơ sở sau khi tính số lượng học sinh/lớp, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 20 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 22 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên;
[3] Trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 2,25 giáo viên/lớp;
Trường phổ thông dân tộc nội trú được bố trí tối đa 2,4 giáo viên/lớp;
Trường trung học phổ thông chuyên: Lớp chuyên được bố trí tối đa 3,1 giáo viên/lớp;
Trường trung học phổ thông sau khi tính số lượng học sinh/lớp, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 20 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 22 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên.
Tổng hợp chính sách mới liên quan đến giáo viên đã có hiệu lực từ ngày 16/12/2023? (Hình từ Internet)
Định mức giáo viên mầm non theo Thông tư 19 đã có hiệu lực chưa?
Chính sách mới về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định tại Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT cũng đã chính thức có hiệu lực.
Trong đó, định mức giáo viên mầm non tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như sau:
- Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
- Đối với lớp mẫu giáo: Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
- Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo hoặc sau khi bố trí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo còn dư số trẻ thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau:
+ Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc
+ 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc
+ 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc
+ 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên;
- Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được tăng lương theo Thông tư 21 đã có hiệu lực chưa?
Chính sách mới về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập quy định tại Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT cũng có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2023 là
Trong đó, theo Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (mã số V.07.06.16) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP với hệ số lương từ 2,10 - 4,89.
Trong khi đó trước đây, Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại chỉ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B với hệ số lương từ 1,86 - 4,06.
Như vậy, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 21, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập sẽ được tăng lương.
Lưu ý: Các quy định kể trên áp dụng đối với giáo viên là viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?