Cầm cố tài sản có bắt buộc phải lập hợp đồng không?

Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Cầm cố tài sản là gì? Cầm cố tài sản có bắt buộc phải lập hợp đồng không? Câu hỏi của chị Ngọc Tiên (Yên Bái)

Cầm cố tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa về cầm cố tại sản cụ thể như sau:

Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, có thể thấy cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Ngoài ra, cầm cố tài sản cũng là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cùng với những biện pháp khác như Thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản theo Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015.

Cầm cố tài sản là gì? Cầm cố tài sản có bắt buộc phải lập hợp đồng không?

Cầm cố tài sản có bắt buộc phải lập hợp đồng không? (Hình từ Internet)

Cầm cố tài sản có bắt buộc phải lập hợp đồng không?

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về hợp đồng bảo đảm cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
2. Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
3. Người có nghĩa vụ được bảo đảm là người mà nghĩa vụ của họ được bảo đảm thực hiện thông qua biện pháp bảo đảm. Người có nghĩa vụ được bảo đảm có thể đồng thời hoặc không đồng thời là bên bảo đảm.
4. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
5. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
...

Như đã phân tích ở mục 1 thì cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Do đó, việc cầm cố tài sản không bắt buộc phải lập hợp đồng bởi thông thường nó có thể thể hiện nội dung cầm cố bằng hợp đồng riêng hoặc là một điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các loại hợp đồng khác.

Cầm cố tài sản khác gì so với thế chấp tài sản?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 và Tiểu mục 3 Mục 3 Chương 15 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ và hợp đồng để phân biết cầm cố tài sản khác với thế chấp tài sản cụ thể như sau:

- Giống nhau: Nhìn chung thì về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản đều có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ 04 trường hợp chấm dứt thoả thuận như sauL

+ Đã chấm dứt nghĩa vụ.

+ Đã bị huỷ bỏ/thay thế bằng biện pháp khác.

+ Đã xử lý tài sản.

+ Các bên thoả thuận chấm dứt.

- Đối với sự khác nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản như sau:

STT

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

1

Căn cứ

Tiểu mục 2 Mục 3 Chương 15 Bộ luật Dân sự 2015

Tiểu mục 3 Mục 3 Chương 15 Bộ luật Dân sự 2015

2

Định nghĩa

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

3

Chuyển giao tài sản

Không

4

Chủ thể

Bên cầm cố

Bên nhận cầm cố

Bên thế chấp

Bên nhận thế chấp

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp

5

Tài sản

Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu...

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

6

Trả lại tài sản

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp (nếu trước đó bên nhận thế chấp giữ giấy tờ của bên thế chấp)

7

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Cầm cố bất động sản thì thời điểm này là khi đăng ký biện pháp bảo đảm.

Kể từ thời điểm đăng ký.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào