Có phải bỏ thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên kể từ ngày 07/12/2023?
Có phải bỏ thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên kể từ ngày 07/12/2023?
Căn cứ theo khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
....
38. Bãi bỏ, thay thế các quy định sau:
a) Thay thế cụm từ “phỏng vấn” bằng “vấn đáp” tại điểm c khoản 3 Điều 15;
b) Bãi bỏ: Khoản 3, khoản 4 Điều 37; khoản 6 Điều 62; khoản 4 Điều 63 và khoản 4 Điều 64;
c) Bãi bỏ cụm từ: “thi hoặc”, “dự thi hoặc” tại khoản 2 Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, khoản 3 Điều 62, khoản 2 Điều 67; “và xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ” tại khoản 3 Điều 64; “theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này” tại khoản 4 Điều 14.
Mặt khác theo Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về thay đổi chức danh nghề nghiệp như sau:
Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
....
Theo đó, tại quy định mới thì việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tại các trường công lập sẽ không còn kể từ ngày 07/12/2023. Thay vào đó, để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì giáo viên sẽ đăng ký xét thăng hạng.
Chính vì vậy, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên không bị bãi bỏ hoàn toàn kể từ ngày 07/12/2023, thay vào đó, quy định mới chỉ bỏ nội dung thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Có phải bỏ thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên kể từ ngày 07/12/2023? (Hình từ Internet)
Giáo viên xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, giáo viên xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:
[1] Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
[2] Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.
[3] Không trong thời hạn xử lý kỷ luật.
[4] Không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
[5] Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.
[6] Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; giáo viên được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét.
[7] Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng BHXH bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Thời hạn thông báo kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên là khi nào?
Căn cứ tại Điều 40a Nghị định 115/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, thời hạn thông báo kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên là trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng. Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản do Hội đồng xét thăng hạng gửi đến cơ quan, đơn vị có giáo viên dự xét thăng hạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?