Sinh viên đã mua bảo hiểm sức khỏe tư nhân thì có cần phải tham gia bảo hiểm y tế nữa không?
Sinh viên đã mua bảo hiểm sức khỏe tư nhân thì có cần phải tham gia bảo hiểm y tế nữa không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
...
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
...
Theo quy định trên, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc và sinh viên là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Vì vậy, sinh viên đã mua bảo hiểm sức khỏe tư nhân thì vẫn bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế.
Sinh viên đã mua bảo hiểm sức khỏe tư nhân thì có cần phải tham gia bảo hiểm y tế nữa không? (Hình từ Internet)
Sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
...
Theo đó, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ sinh viên đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
...
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
...
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế cho sinh viên và sinh viên đóng bảo hiểm y tế bằng 4.5% mức lương cơ sở tương đương 81.000 đồng/ tháng (972.000 đồng/năm).
Phương thức | Học sinh, sinh viên đóng 70% | Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% | Tổng mức đóng bảo hiểm y tế |
03 tháng | 170.100 đồng | 72.900 đồng | 243.000 đồng |
06 tháng | 340.200 đồng | 145.800 đồng | 486.000 đồng |
09 tháng | 510.300 đồng | 218.700 đồng | 729.000 đồng |
12 tháng | 680.400 đồng | 291.600 đồng | 972.000 đồng |
Lưu ý: Hiện nay mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. (Quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?