Có bao nhiêu loại ống đo chia độ theo TCVN 8488:2010?

Tôi có câu hỏi: Có bao nhiêu loại ống đo chia độ theo TCVN 8488:2010? Kết cấu và hình dạng ống đo chia độ như thế nào? (Câu hỏi của chị Thu Hương - Nha Trang)

Có bao nhiêu loại ống đo chia độ theo TCVN 8488:2010?

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8488:2010, hiện nay có 03 loại ống đo chia độ bao gồm:

- Loại cao với cổ có mỏ - Loại 1a.

- Loại cao với cổ có nắp đậy - Loại 1b.

- Loại thấp với cổ có mỏ - Loại 2.

*Chú thích:

- h1 tổng chiều cao.

- h2 chiều cao bên trong đến vạch chia độ cao nhất.

- 1 để hình lục giác hoặc tròn.

Mặt khác, ống đo chia độ có 02 cấp chính xác như sau:

- Cấp A đối với độ chính xác cao (chỉ áp dụng cho Loại 1a và Loại 1b).

- Cấp B đối với độ chính xác thấp.

Có bao nhiêu loại ống đo chia độ theo TCVN 8488:2010?

Có bao nhiêu loại ống đo chia độ theo TCVN 8488:2010? (Hình từ Internet)

Kết cấu và hình dạng ống đo chia độ theo TCVN 8488:2010 như thế nào?

Theo quy định tại Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8488:2010, kết cấu và hình dạng ống đo chia độ được quy định như sau:

[1] Độ dày thành:

Kết cấu của ống đong phải đủ chắc để sử dụng được trong thí nghiệm thông thường và độ dày thành phải đồng đều, không có sai lệch.

[2] Cân bằng:

Ống đong phải đứng thẳng, không lắc hoặc xoay khi được đặt trên một mặt phẳng ngang. Ống đong rỗng (khi không có nắp đậy) phải không đổ khi được đặt trên một bề mặt nghiên một góc 15o so với phương ngang.

[3] Đế:

Đế ống đong có thể được làm bằng thủy tinh liền khối hoặc bằng nhựa hay vật liệu khác có thể tháo rời, để có dạng hình lục giác hoặc hình dạng khác miễn là ống đong thỏa mãn yêu cầu về cân bằng.

[4] Mép và mỏ

- Mép của ống đong phải được làm bóng bằng lửa và phải nằm trên một mặt phẳng vuông góc với trục của ống đong.

- Mỏ của ống đong có mỏ Loại 1a phải được định hình sao cho chất lỏng trong ống đong được rót ra theo một dòng hẹp mà không bị rò rỉ hoặc chảy xuống bên ngoài ống đong.

[5] Cổ và nắp đậy

- Đối với ống đong có nắp đậy Loại 1b, cổ phải được mài nhám đến kích thước phù hợp, tốt nhất nên chọn theo ISO 383.

- Nắp đậy phải vừa vặn và được làm bằng thủy tinh hoặc vật liệu nhựa trơ phù hợp. Nếu các nắp nhám được cung cấp riêng, thì trên mỗi nắp nhám và ống đong đi kèm theo phải ghi số hiệu nhận biết.

[6] Kích thước

Các ống đong Loại 1 (a và b) phải tuân theo các yêu cầu về kích thước được nêu trong Bảng 1. Trong trường hợp đối với ống đong có nắp đậy, thì "tổng chiều cao" phải là chiều cao tính đến điểm dưới cùng của cổ nhám

Ống đong Loại 2 phải tuân theo các yêu cầu về kích thước cho trong Bảng 2.

Chia độ và đánh số ống đo chia độ theo TCVN 8488:2010 được quy định ra sao?

Căn cứ tại Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8488:2010, việc chia độ và đánh số ống đo chia độ được quy định cụ thể như:

[1] Chia độ

Việc chia độ của tất cả các ống đong theo quy định này phải phù hợp với các quy định trong Điều 9 ISO 348:1978, Mẫu chia độ II trong trường hợp cho ống đong Cấp A và Mẫu chia độ III trong trường hợp cho ống đong Cấp B và ống đong Loại 2.

[2] Đánh số

Việc đánh số phải phù hợp với Điều 10.4 trong ISO 384:1978.

Ghi nhãn cho ống đo chia độ như theo TCVN 8488:2010 thế nào là đúng?

Theo quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8488:2010, việc ghi nhãn cho ông đo chia độ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

[1] Những nội dung sau phải được ghi nhãn bền trên từng ống đong:

- Số biểu thị dung tích danh nghĩa.

- Ký hiệu "ml" hoặc "cm3", biểu thị đơn vị đo thể tích.

Đối với ống đong có dung tích 1000 ml và 2000 ml, nếu được yêu cầu, phải ghi ký hiệu lít thay cho mililít.

- Ký hiệu "20oC" biểu thị nhiệt độ chuẩn (xem 3.2 đối với nhiệt độ chuẩn 27oC);

- Chữ "In" biểu thị ống đong đã được điều chỉnh để chứa dung tích mà nó biểu thị.

- Đối với ống đong Loại 1a và Loại 1b, chữ "A" hoặc "B" biểu thị cấp chính xác và dung sai phù hợp với Bảng 1.

- Tên hoặc thương hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

- Trường hợp ống đong có nắp đậy lắp lẫn được (Loại 1b), phải ghi nhãn cỡ khớp nối;

- Loại vật liệu thủy tinh làm bằng thủy tinh có độ bền nước không thấp hơn HGB3 theo TCVN 1046:2004 (ISO 719). Thủy tinh phải không có khuyết tật nhìn thấy được và phải sản xuất theo quy trình công nghệ để đảm bảo không có ứng suất nội.

- Độ bền của nhãn hiệu có thể được đánh giá bằng các phương pháp thử được quy định trong ISO 4794.

[2] Số nhận dạng riêng biệt phải được ghi nhãn bền lên từng ống đong Cấp A cho mục đích kiểm định hoặc chứng nhận, hoặc trên nắp đậy và ống đong trong tất cả các trường hợp khi nắp đậy có nhám riêng chỉ phù hợp với một ống đong.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về các loại phép thử trong lựa chọn người thử nghiệm nhân trắc sản phẩm công nghiệp theo TCVN 7633:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường ô tô lâm nghiệp được chia làm mấy cấp theo TCVN7025:2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng vitamin D3 trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh theo TCVN 11675 : 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức chứa tối thiểu và tối đa của nhà văn hóa thể thao là bao nhiêu người theo TCVN 9365:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại theo TCVN 9257:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro an toàn thông tin được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10295 : 2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các công trình thể thao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Dương Thanh Trúc
468 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào