Hướng dẫn chung Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái theo TCVN ISO 14006:2013 như thế nào?
- Hướng dẫn chung Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái theo TCVN ISO 14006:2013?
- Chính sách môi trường của Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái như thế nào?
- Các yêu cầu về pháp luật đối với Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái ra sao?
Hướng dẫn chung Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái theo TCVN ISO 14006:2013?
Căn cứ theo Tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN ISO 14006:2013, hướng dẫn chung Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái được quy định như sau:
[1] Quá trình của thiết kế và phát triển sản phẩm là tâm điểm của kiểm soát hoạt động. Mặc dù có các cách khác nhau về tiến hành thiết kế và phát triển sản phẩm, tiêu chuẩn này đi theo phương pháp được mô tả trong TCVN ISO 9001:2015 (ISO 9001:2008). Các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý môi trường như sau:
- Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác định cách thức để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
- Tổ chức phải xác định và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản lý môi trường của mình.
[2] Khi thiết lập phạm vi của EMS, tổ chức cần chú ý cụ thể đến các quá trình thiết kế và phát triển của mình và các khía cạnh môi trường của sản phẩm của mình. Điều cốt yếu là lồng thiết kế và phát triển sản phẩm vào trong phạm vi của EMS, vì điều này có ảnh hưởng nhiều đến các tác động môi trường của sản phẩm.
Hướng dẫn chung Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái theo TCVN ISO 14006:2013 như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách môi trường của Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN ISO 14006:2013, để làm cho lãnh đạo cấp cao nhất đưa ra ý kiến nhận xét và thiết lập khuôn khổ cho thiết kế sinh thái, điều quan trọng là chính sách môi trường của Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái cần phải:
- Liên kết với bản chất, quy mô và các tác động môi trường có ý nghĩa của sản phẩm xuyên suốt vòng đời, và
- Đưa vào ý kiến nhận xét về
+ Sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật được áp dụng và với những yêu cầu khác mà tổ chức có trách nhiệm thực thi liên quan đến các khía cạnh môi trường của sản phẩm.
+ Sự cải tiến liên tục quá trình thiết kế sinh thái.
+ Sự cải tiến liên tục tính năng môi trường của các sản phẩm của tổ chức trong suốt vòng đời, không chuyển các tác động môi trường bất lợi từ một giai đoạn của vòng đời sản phẩm sang một giai đoạn khác hoặc từ loại tác động môi trường này thành một loại khác, trừ khi việc này tạo ra được sự giảm bớt thực các tác động môi trường tiêu cực suốt vòng đời sản phẩm.
- Đưa ra khuôn khổ để lập và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường liên quan đến sản phẩm
Các yêu cầu về pháp luật đối với Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái ra sao?
Theo quy định tại tiết 5.3.2 Tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN ISO 14006:2013, các yêu cầu về pháp luật đối với Hệ thống quản lý môi trường EMS về hợp nhất thiết kế sinh thái được quy định như sau:
[1] Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hoặc các thủ tục để:
- Nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành có liên quan với các khía cạnh môi trường của mình.
- Xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này đối với các khía cạnh môi trường của tổ chức.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu về pháp luật tương ứng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành cần được xem xét khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường cho mình.
[2] Khi xác định ra các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, tổ chức cần phải chú ý đặc biệt các yêu cầu liên quan đến các khía cạnh môi trường của sản phẩm của mình suốt vòng đời của nó. Những yêu cầu này cần phải được tính đến trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.
[3] Một số ví dụ được nêu dưới đây:
- Những yêu cầu từ các bên hữu quan có liên quan đến tổ chức và sản phẩm của tổ chức (ví dụ các yêu cầu rút ra từ luật pháp về môi trường của sản phẩm, thông tin được đưa ra do mong muốn của xã hội và những nhà đầu tư, nhà cung cấp, các tổ chức phi chính phủ, các thể chế tài chính, các công ty bảo hiểm, nhu cầu của khách hàng, xu thế và những kỳ vọng)
- Những phát triển chính sách trong tương lai (ví dụ pháp luật mới liên quan đến những quy định kỹ thuật của sản phẩm, thông tin sản phẩm đến khách hàng, bao bì và nhãn để áp dụng trong tương lai gần, các hạn chế và ràng buộc tạo ra từ các quy định quốc gia và quốc tế);
- Các tiêu chuẩn môi trường có liên quan đến sản phẩm (ví dụ các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về ghi nhãn môi trường và các thỏa thuận tự nguyện);
- Những yêu cầu của sản phẩm được các tổ chức kinh doanh lập ra mà tổ chức là thành viên trực thuộc, hoặc được bắt nguồn từ các hội được phân định ra thông qua những xem xét chiến lược môi trường của sản phẩm của tổ chức.
Hoạt động này có thể được thực hiện sau hoặc song song với sự phân định ra các khía cạnh môi trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?