Cách kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng nhanh nhất, chính xác nhất 2024?
Cách kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng nhanh nhất, chính xác nhất 2024?
Hiện nay có 03 cách kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng nhanh nhất năm 2024 như sau:
Cách 1: Kiểm tra số dư tài khoản qua ATM:
- Bước 1: Đưa thẻ vào ATM và nhập mã pin.
- Bước 2: Chọn mục Tra cứu số dư.
- Bước 3: Màn hình hệ thống ATM sẽ hiển thị số dư tài khoản của bạn.
Cách 2: Kiểm tra số dư tài khoản qua ứng dụng Internet Banking của Ngân hàng.
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking của Ngân hàng cần tra cứu.
- Bước 2: Chọn tính năng "Truy vấn số dư".
- Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị số dư tài khoản của bạn.
*Ứng dụng Internet Banking của Ngân hàng có thể tải tại GooglePlay hoặc AppStore. Tài khoản đăng nhập được xác thực bởi ngân hàng.
Cách 3: Sử dụng dịch SMS Banking
Khi khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền qua Ngân hàng hoặc nhận tiền từ người khác. SMS Banking là dịch vụ thực hiện thông báo biến động số dư tài khoản thông qua tin nhắn SMS của số điện thoại mà khách hàng đăng ký với ngân hàng.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cách kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng nhanh nhất, chính xác nhất 2024? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi thì được mở tài khoản ngân hàng?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN; quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:
Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Thông qua quy định trên, tài khoản ngân hàng được hiểu là tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng như (ngân hàng thương mại; ngân hàng chính sách;...). Theo đó, tài khoản thanh toán được dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Đối tượng mở tài khoản ngân hàng bao gồm tổ chức và cá nhân.
Đối với cá nhân thì người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể mở tài khoản ngân hàng nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Với người dưới 15 tuổi; người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
Có mấy hình thức mở tài khoản ngân hàng?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN; sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN có quy định như sau:
Các hình thức mở tài khoản thanh toán và việc trả lãi đối với số dư trên tài khoản thanh toán
1. Các hình thức mở tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung.
2. Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.
4. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.
.....
Như vậy, hiện nay có 03 hình thức mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
[1] Tài khoản thanh toán của cá nhân: Do cá nhân mở tại ngân hàng.
[2] Tài khoản thanh toán của tổ chức: Do tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.
[3] Tài khoản thanh toán chung: Là tài khoản có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức hoặc cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?