Lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột người lao động có bị nghiêm cấm?
Lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột người lao động có bị nghiêm cấm?
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm những hành vi như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Như vậy, việc người sử dụng lao động lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Do đó, không được lợi dụng danh nghĩa việc dạy nghề để bóc lột người lao động.
Lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột người lao động có bị nghiêm cấm? (Hình từ Internet)
Lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột người lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản khoản 2, 3 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử phạt đối với hành vi lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột người lao động được quy định như sau:
Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
…
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;
c) Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt nếu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt sẽ là 02 lần mức phạt đối với cá nhân nêu trên nên có thể bị phạt tiền từ 100. 000.000 đến 150.000.000 đồng.
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột người lao động có thể bị phạt tiền từ bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với tổ chức có thể bị phạt tiền từ 100. 000.000 đến 150.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề.
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 và khỏan 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động bao gồm những nội dung như:
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
…
Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động bao gồm những nội dung nêu trên, phải đảm bảo đầy đủ những nội dung về thông tin về địa điểm, thời gian đào tạo, nghề được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?