Những vụ việc nào không tiến hành hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật hiện nay?
Hòa giải ở cơ sở là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về hòa giải ở cơ sở như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật
Việc hòa giải ở cơ sở dựa trên nguyên tắc:
- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
- Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
- Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ một số trường hợp theo luật định
- Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.
Những vụ việc nào không tiến hành hòa giải ở cơ sở theo quy dịnh pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Những vụ việc nào không tiến hành hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định về phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:
Không hòa giải các trường hợp sau đây:
[1] Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
[2] Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
[3] Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp:
- Không bị khởi tố vụ án và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
[4] Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
[5] Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, bao gồm:
- Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật thương mại
- Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động
Hòa giải viên sẽ thôi làm hòa giải viên trong trường hợp nào?
Theo Điều 11 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về thôi làm hòa giải viên như sau:
Thôi làm hòa giải viên
1. Việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng của hòa giải viên;
b) Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật này;
c) Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 của Luật này hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.
...
Theo đó, hòa giải viên sẽ thôi làm hòa giải viên trong những trường hợp sau:
[1] Thôi theo nguyện vọng của hòa giải viên
[2] Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn hòa giải viên
[3] Có hành vi vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?