Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu?

Tôi muốn hỏi: Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu? Hồ sơ giám định tiền nghi giả gồm có những gì? Câu hỏi của anh Tiến - Lâm Đồng

Tiền nghi giả là tiền như thế nào?

Tại Điều 3 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định về tiền nghi giả như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền Việt Nam (tiền thật) bao gồm tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Tiền giả được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc.
3. Tiền nghi giả là tiền có hai mặt giống tiền thật về hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước nhưng sau khi đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, vẫn chưa xác định được là tiền thật hay tiền giả.
4. Hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là hành vi cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam.
5. Sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao hoặc bản ghi hình từ tiền Việt Nam bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.
6. Cơ quan có thẩm quyền của quân đội bao gồm: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương; Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực; Bộ đội Biên phòng và lực lượng Cảnh sát biển.

Như vậy, tiền nghi giả là tiền có hai mặt giống tiền thật về hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước nhưng sau khi đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, vẫn chưa xác định được là tiền thật hay tiền giả.

Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu?

Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu? (Hình từ Internet)

Mẫu biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả?

Tại Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định mẫu biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:

Xem chi tiết mẫu biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP tại đây.

Hồ sơ giám định tiền nghi giả gồm có những gì?

Tại Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định giám định tiền giả, tiền nghi giả như sau:

Giám định tiền giả, tiền nghi giả
1. Việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Việc giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp trực tiếp đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước.
Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.
2. Hồ sơ đề nghị giám định gồm:
a) Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.
...

Như vậy, hồ sơ giám định tiền nghi giả gồm có:

- Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả.

- Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.

Giao nộp tiền giả ở đâu?

Tại Điều 8 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định về giao nộp tiền giả như sau:

Giao nộp tiền giả
1. Các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất hoặc giao nộp cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan để chuyển về Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc giao nộp tiền giả được thể hiện bằng văn bản trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao nộp tiền giả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, tiền giả sẽ được nộp cho:

- Tổ chức tín dụng

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Kho bạc Nhà nước

- Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất

- Cơ quan công an

- Cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan.

Lưu ý: Nghị định 87/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.

Trân trọng!

Tiền giả
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiền giả
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng tiền giả thì phạm tội gì? Mức phạt cao nhất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản thu giữ tiền giả mới nhất áp dụng từ 02/02/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền giả
Lương Thị Tâm Như
729 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiền giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền giả

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ quy định về phòng chống và xử lý tiền giả mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào