Xông hơi khử trùng trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-19:2010/BNNPTNT được thực hiện như thế nào?
Xông hơi khử trùng trong kiểm dịch thực vật phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-19:2010/BNNPTNT có quy định xông hơi khử trùng phải đáp ứng yêu cầu sau:
(1) Yêu cầu kỹ thuật xông hơi khử trùng
- Yêu cầu chung
+ Diệt trừ triệt để các sinh vật gây hại trên vật thể đuợc khử trùng.
+ An toàn với người, vật nuôi và hàng hoá.
+ Đảm bảo về vệ sinh môi trường, về an toàn lao động, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hoá chất theo quy định của pháp luật.
+ Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật
- Yêu cầu về vật tư, trang thiết bị
Phải đảm bảo đầy đủ về vật tư, trang thiết bị thực hiện xông hơi khử trùng theo các nhóm sau:
+ Thuốc xông hơi khử trùng
+ Thuốc phun vệ sinh
+ Dụng cụ đựng thuốc hoặc dẫn thuốc
+ Dụng cụ mở thuốc.
+ Vật liệu làm kín: Bạt khử trùng, giấy dán chuyên dụng (Kraft), hồ (keo dán), nylon, băng dính, rắn cát, kẹp nối bạt.
+ Biển cảnh giới tham khảo phụ lục 1.
+ Dụng cụ lấy mẫu và phân tích mẫu dịch hại
+ Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc.
+ Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi
+ Thiết bị phun vệ sinh
+ Thiết bị hóa hơi thuốc xông hơi khử trùng.
+ Thiết bị đo độ kín, nhiệt độ, ẩm độ.
+ Dụng cụ và thiết bị bảo hộ lao động.
+ Thiết bị bảo vệ hô hấp: Mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở oxy và thiết bị thở lấy không khí từ ngoài phạm vi khử trùng.
+ Thiết bị thông thoáng, đảo khí.
+ Thiết bị đảo khí J-system
+ Thiết bị khử trùng bằng Phosphine lỏng (ECO2FUME®)
+ Cân đồng hồ: 50kg, 100kg.
+ Đồng hồ kiểm tra thời gian.
+ Thiết bị phòng chống cháy nổ.
+ Hộp thuốc cứu thương.
+ Dụng cụ và thiết bị phụ trợ khác.
- Yêu cầu về kỹ thuật
+ Đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật theo qui định.
+ Đúng chủng loại thuốc, liều lượng, nồng độ và thời gian ủ thuốc.
+ Theo quyết định của cơ quan kiểm dịch thực vật khi xử lý vật thể bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
+ Đối với việc xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế áp dụng theo QCVN 01-2:2009/BNNPTNT và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật.
(2) Yêu cầu khác
Đối với người thực hiện
Người trực tiếp tham gia công tác khử trùng phải:
- Có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp
+ Không được uống bia rượu trước và trong quá trình thực hiện xông hơi khử trùng.
- Có ít nhất 02 người trực tiếp gia thực hiện xông hơi khử trùng đối với một phạm vi khử trùng.
- Đội ngũ cán bộ phải thường xuyên được cập nhật thông tin về công tác xông hơi khử trùng.
Giấy tờ, biểu mẫu thực hiện xông hơi khử trùng
- Sổ sách ghi chép quá trình thực hiện
- Biên bản khảo sát
- Sơ đồ thực hiện xông hơi khử trùng
- Danh sách người tham gia thực hiện xông hơi khử trùng
- Biên bản kiểm tra nồng độ thuốc trong thời gian xông hơi khử trùng
- Biên bản nghiệm thu kết quả xông hơi khử trùng.
Hồ sơ yêu cầu xông hơi khử trùng trong kiểm dịch thực vật gồm có những gì?
Tại Tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-19:2010/BNNPTNT có quy định hồ sơ yêu cầu xông hơi khử trùng như sau:
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
3.1. Chuẩn bị
3.1.1 Hồ sơ
- Khi tiếp nhận yêu cầu khử trùng của chủ vật thể, phải thu thập các thông tin liên quan tới quá trình thực hiện xông hơi khử trùng bao gồm: Tên chủ vật thể, địa chỉ, địa điểm thực hiện, thời gian thực hiện, tên hàng , số lượng, khối lượng, bao bì, phương thức đóng gói …
- Hợp đồng thương mại, LC (nếu hàng xuất - nhập khẩu)
- Thông tin về yêu cầu của Kiểm dịch thực vật (nếu có).
3.1.2. Khảo sát
3.1.2.1. Đặc điểm của vật thể xông hơi khử trùng
- Loại hàng, số lượng.
- Nơi sản xuất, phương thức đóng gói, bao bì, ký mã hiệu, thời gian sản xuất.
- Thể tích phạm vi khử trùng và quy cách sắp xếp vật thể khử trùng.
3.1.2.2. Cấu trúc, loại hình và các hệ thống liên quan: điện, thoát nước, thoát khí của phương tiện lưu chứa vật thể khử trùng để có phương án làm kín.
3.1.2.3. Địa điểm xung quanh phạm vi khử trùng liên quan đến vệ sinh an toàn cho người động vật có ích và môi trường sinh thái.
3.1.2.4. Xác định nhiệt độ, ẩm độ trong phạm vi khử trùng
3.1.2.5. Xác định thành phần, mật độ sinh vật gây hại trong và ngoài phạm vi khử trùng để có biện pháp ngăn chặn sự lây lan.
3.1.2.6. Lấy mẫu đại diện của vật thể.
3.1.2.7. Lập biên bản khảo sát khử trùng.
....
Như vậy, hồ sơ yêu cầu xông hơi khử trùng trong kiểm dịch thực vật gồm có:
- Thông tin liên quan tới quá trình thực hiện xông hơi khử trùng bao gồm: Tên chủ vật thể, địa chỉ, địa điểm thực hiện, thời gian thực hiện, tên hàng , số lượng, khối lượng, bao bì, phương thức đóng gói …
- Hợp đồng thương mại, LC (nếu hàng xuất - nhập khẩu)
- Thông tin về yêu cầu của Kiểm dịch thực vật (nếu có).
Xông hơi khử trùng trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-19:2010/BNNPTNT được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Xông hơi khử trùng trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-19:2010/BNNPTNT được thực hiện như thế nào?
Tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-19:2010/BNNPTNT có quy định xông hơi khử trùng trong kiểm dịch thực vật được thực hiện như sau:
Bước 1: Làm kín phạm vi khử trùng
Tuỳ theo phương tiện lưu chứa vật thể khử trùng (hầm tàu, toa tàu, trên kho bãi, trong nhà kho...) và điều kiện thời tiết mà có các hình thức làm kín phù hợp (phủ bạt, dán giấy...) nhưng phải đảm bảo nguyên tắc làm kín phạm vi khử trùng, đồng thời làm kín các khe, kẽ hở, các hệ thống thông thoáng, các thiết bị máy móc trong phạm vi khử trùng có khả năng chịu ảnh hưởng của thuốc xông hơi. Kết thúc làm kín, phải kiểm tra độ kín của phạm vi khử trùng bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng.
Bước 2: Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động
Kiểm tra tình trạng và việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động của người tham gia trực tiếp trước khi đặt thuốc hoặc bơm thuốc.
Bước 3: Đặt thuốc hoặc bơm thuốc
- Đối với thuốc Phosphine:
Người trực tiếp thực hiện đặt thuốc phải được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động. Thuốc cho vào trong túi vải mỏng hoặc khay kim loại hoặc vật liệu phù hợp khác, đặt thuốc vào phạm vi khử trùng tại các vị trí theo mục 3.1.4.1. Đặt theo nguyên tắc từ trong ra ngoài.
- Đối với nhóm thuốc Methyl Bromide:
Bơm thuốc: Có ít nhất 2 người thực hiện việc bơm thuốc với đầy đủ trang bị bảo hộ lao động để có thể xử lý các sự cố xảy ra. Sử dụng các dụng cụ phù hợp để bơm thuốc. Trong quá trình bơm thuốc phải điều chỉnh lượng thuốc ra từ từ, lưu lượng trung bình khoảng 1,5kg/phút.
Bước 4: Phun vệ sinh
Trang bị đầy đủ bảo hộ động và phun vệ sinh xung quanh phạm vi khử trùng sau khi kết thúc mục 3.2.3.
Bước 5: Cảnh giới khử trùng
- Bố trí ít nhất 2 người có đủ trình độ, chuyên môn thực hiện nhiệm vụ cảnh giới.
- Cắm biển cảnh giới và thông báo cho mọi người biết khu vực khử trùng.
- Kiểm tra, không cho người và động vật vào khu vực khử trùng.
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị kiểm tra độ rò rỉ phù hợp và có biện pháp làm kín ngay khi phát hiện có rò rỉ thuốc xông hơi khử trùng.
- Đối với xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide, phải theo dõi, kiểm tra nồng độ và bổ sung thuốc theo phụ lục 2.
- Có phương tiện liên lạc với người có trách nhiệm để thông tin trực tiếp giải quyết mọi trường hợp khẩn cấp liên quan đến việc khử trùng.
- Xử lý khi xảy ra các sự cố cháy nổ, ngộ độc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?