Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Xin cho tôi hỏi, người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không? Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
...

Như vậy, trong trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý: Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Như vậy, không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính;

Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Người nước ngoài vi phạm hành chính ở Việt Nam có các tình tiết giảm nhẹ mức xử phạt hành chính nào?

Căn cứ quy định Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:

Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, người nước ngoài vi phạm hành chính ở Việt Nam có các tình tiết giảm nhẹ mức xử phạt hành chính như sau:

- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Trân trọng!

Người nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá hạn bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì có được sở hữu nhà chung cư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Phí ly hôn với người nước ngoài 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nước Đông Nam Á nào miễn visa cho người Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người nước ngoài
Đinh Khắc Vỹ
4,025 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào