Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như thế nào?

Tôi muốn giải đáp và cung cấp thông tin giúp năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như thế nào? - Câu hỏi đến từ Văn Vĩ (Tây Ninh)

Người nước ngoài là người như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định về định nghĩa người nước ngoài như sau:

“Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như thế nào?

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:

Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài như sau:

Điều 6. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự
2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như sau:

(1) Việc áp dụng pháp luật như sau:

+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

+ Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

(2) Trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

(2.1) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

(2.2) Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;

- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

(2.3) Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

(3) Trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch:

(3.1) Trong trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(3.2) Trong trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.

(3.3) Trong trường hợp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài như trên thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

(3.4) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

(3.5) Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được xác định là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi nào?

Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định về xác định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 8. Xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Việc áp dụng pháp luật để xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo quy định tại Điều 763 của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc xác định người đó không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo các quy định từ Điều 21 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự.
...

Như vậy, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được xác định là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi:

- Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trân trọng!

Người nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá hạn bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì có được sở hữu nhà chung cư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Phí ly hôn với người nước ngoài 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nước Đông Nam Á nào miễn visa cho người Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người nước ngoài
Thư Viện Pháp Luật
5,546 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào