Trường hợp nào phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp một năm hai lần?
Trường hợp nào phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp một năm hai lần?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động.
Người lao động thuộc các trường hợp sau thì phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp một năm hai lần:
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Người lao động là người khuyết tật;
- Người lao động là người chưa thành niên;
- Người lao động là người cao tuổi.
Trường hợp nào phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp một năm hai lần? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:
Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Theo đó, hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bao gồm:
(1) Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trú làm việc
(2) Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp
(3) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
- Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính
(4) Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc toán tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến nghề nghiệp (Nếu có)
Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
7. Bệnh hen nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
31. Bệnh lao nghề nghiệp
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?