Chính phủ thống nhất 06 chính sách gì trong đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi?

Xin cho tôi hỏi, Chính phủ thống nhất 06 chính sách gì trong đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi? Đối tượng nào mua bán điện trên thị trường điện lực? Nhờ anh chị giải đáp.

Chính phủ thống nhất 06 chính sách gì trong đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi?

Căn cứ quy định Mục 3 Nghị quyết 203/NQ-CP năm 2023 quy định về về Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) như sau:

Về Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi)
Chính phủ đánh giá cao Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, lập hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ tại Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị.
Chính phủ cơ bản thống nhất 06 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm: (1) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; (2) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; (3) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; (4) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; (5) Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; (6) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.
.....

Theo đó tại Nghị quyết 203/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ thì Chính phủ đã cơ bản thống nhất 06 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi theo đề xuất của Bộ Công Thương. Trong đó gồm có:

(1) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước;

(2) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới;

(3) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực;

(4) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường;

(5) Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện;

(6) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Chính phủ thống nhất 06 chính sách gì trong đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi?

Chính phủ thống nhất 06 chính sách gì trong đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?

Căn cứ quy định Điều 7 Luật Điện Lực 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:

- Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

- Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của pháp luật.

- Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

- Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

- Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Trộm cắp điện.

- Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

- Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

Đối tượng nào mua bán điện trên thị trường điện lực?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 20 Luật Điện Lực 2004 quy định về mua bán điện trên thị trường điện lực như sau:

Mua bán điện trên thị trường điện lực
1. Đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Đơn vị bán buôn điện;
c) Đơn vị bán lẻ điện;
d) Khách hàng sử dụng điện.
.....

Như vậy, đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực bao gồm:

- Đơn vị phát điện;

- Đơn vị bán buôn điện;

- Đơn vị bán lẻ điện;

- Khách hàng sử dụng điện.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào