Trưởng kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo đột xuất khi nào?
Trưởng kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo đột xuất khi nào?
Căn cứ quy định Điều 27 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về báo cáo đột xuất như sau:
Báo cáo đột xuất
1. Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất theo quy định sau:
a) Báo cáo ngay cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh) nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng.
b) Thông báo kịp thời cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định.
c) Sau khi đã thông báo cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
......
Như vậy, trưởng kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo đột xuất khi có các trường hợp sau đây:
- Báo cáo ngay cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh) nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Thông báo kịp thời cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định.
- Khi đã thông báo cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán theo quy định nêu trên, mà các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Trưởng kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo đột xuất khi nào? (Hình từ Interent)
Báo cáo kiểm toán trong tổ chức tín dụng phải được trình bày rõ các nội dung nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 26 Thông tư 44/2011/TT-NHNN một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 38 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về báo cáo kiểm toán như sau:
Báo cáo kiểm toán
....
2. Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng (nếu có).
.....
Như vậy, báo cáo kiểm toán trong tổ chức tín dụng phải được trình bày rõ các nội dung sau đây:
- Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán;
- Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;
- Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán;
- Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm;
- Đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ;
- Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng (nếu có).
Trách nhiệm của Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 20 Thông tư 44/2011/TT-NHNN một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 38 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của Bộ phận kiểm toán nội bộ như sau:
Trách nhiệm của Bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành, quy định của Thông tư này, Điều lệ và Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.
2. Chịu trách nhiệm trước Ban kiểm soát về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
3. Theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các đơn vị, bộ phận thuộc tổ chức tín dụng.
Như vậy, trách nhiệm của Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng gồm có:
- Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành, quy định của Thông tư 44/2011/TT-NHNN, Điều lệ và Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước Ban kiểm soát về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
- Theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các đơn vị, bộ phận thuộc tổ chức tín dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu mới nhất năm 2024?
- Tiêu chí dịch vụ công trực tuyến một phần trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử mới nhất năm 2024?
- Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo là gì? Yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa đối với đội ngũ giảng viên như thế nào?
- Công ty trả lương cho người lao động theo phân biệt giới tính bị xử phạt bao nhiêu tiền?