Không được áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi, không được áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu trong trường hợp nào? Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc các trường hợp nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Không được áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài như sau:

Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Như vậy, không được áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu trong trường hợp sau đây:

- Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

- Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

Không được áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu trong trường hợp nào?

Không được áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Việc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Như vậy, việc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

- Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

- Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định nêu trên thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc các trường hợp nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

Phạm vi áp dụng
.....
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Như vậy, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Tam Nguyên là rằm tháng mấy? Tam nguyên có phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thượng nguyên - trung nguyên và hạ nguyên là gì? Năm 2025, người lao động được nghỉ những ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 19 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Ngày 19 tháng 2 âm lịch có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thiệp Valentine 14 2 dành tặng người yêu đẹp nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết thiệp valentine cho bạn trai hay, ý nghĩa mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quà valentine 2025 cho nữ ngọt ngào, ý nghĩa mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Gợi ý các quà tặng valentine 2025 cho người yêu ý nghĩa nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Thanh minh 2025 là thứ mấy, ngày nào? Những điều nên làm trong Tết Thanh minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôm nay là ngày gì (12/02/2025)? Xem Lịch vạn niên 2025 - lịch âm dương 2025 tháng 2?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Đinh Khắc Vỹ
3,056 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào