Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là bao nhiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012?
- Vật liệu xây dựng ống bê tông cốt thép thoát nước như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012?
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là bao nhiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012?
- Phương pháp kiểm tra khuyết tật ngoại quan ống bê tông cốt thép như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012?
Vật liệu xây dựng ống bê tông cốt thép thoát nước như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012?
Căn cứ theo Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012 quy định về vật liệu xây dựng ống bê tông cốt thép thoát nước như sau:
[1] Xi măng
Xi măng dùng để sản xuất ống cống là xi măng poóc lăng bền sun phát (PCSR) theo TCVN 6067:2018, hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát (PCBSR) theo TCVN 7711:2013 hoặc xi măng poóc lăng (PC) theo TCVN 2682:2020 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) theo TCVN 6260:2020, cũng có thể sử dụng các loại xi măng khác, nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
[2] Cốt liệu
- Cốt liệu nhỏ - Cát dùng để sản xuất ống cống có thể là cát tự nhiên hoặc cát nghiền, nhưng phải phù hợp với yêu cầu của TCVN 7570:2006.
- Cốt liệu lớn - Đá dăm, sỏi hoặc sỏi dăm dùng để sản xuất ống cống phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7570:2006. Ngoài ra chúng còn phải thỏa mãn các quy định của thiết kế.
[3] Nước
Nước trộn và bảo dưỡng bê tông cần thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4506.
[4] Phụ gia
Phụ gia các loại phải thỏa mãn TCVN 8826:2011 và TCVN 8827:2011.
[5] Cốt thép
- Cốt thép dùng để sản xuất ống cống phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng nêu trong Bảng 1.
- Cốt thép chủ được bố trí thành các vòng tròn đồng tâm hoặc ở dạng đường xoắn ốc liên tục. Thanh thép dọc là các thanh cấu tạo. Cốt thép có thể bố trí thành một lớp hoặc hai lớp. Cốt thép cũng có thể sản xuất sẵn ở dạng khung kết cấu. Liên kết giữa các thanh bất kỳ được thực hiện bằng cách hàn hoặc buộc.
- Cốt thép ở vị trí thành miệng ống cống hoặc ở vị trí bờ hốc của khớp nối phải được bố trí ở dạng thanh liên tục.
- Khoảng cách giữa các vòng cốt thép đồng tâm không được nhỏ hơn kích thước Dmax của cốt liệu lớn cộng thêm 5 mm.
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là bao nhiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012? (Hình từ Internet)
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là bao nhiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012?
Theo Tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012 quy định về yêu cầu về kích thước và độ sai lệch cho phép như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
...
5.3 Yêu cầu về kích thước và độ sai lệch cho phép
...
5.3.2 Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
- Có hai lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Lớp bên trong và lớp bên ngoài ống cống . Chiều dày lớp bê tông bảo vệ không được nhỏ hơn 12 mm.
- Ở các vị trí mà cốt thép không có lớp bê tông bảo vệ, phải dùng thép không gỉ hoặc vật liệu khác không bị ăn mòn.
- Ống cống dùng trong môi trường xâm thực hoặc môi trường biển cần có biện pháp bảo vệ cốt thép thích hợp kèm theo.
5.3.3 Độ thẳng của ống cống
Dọc theo đường kính, ống cống phải thỏa mãn tiêu chuẩn độ thẳng trên cả hai mặt (mặt ngoài và mặt trong). Sai lệch độ thẳng của ống cống (tức là độ cong của đường sinh ống cống) cho phép là 1 mm/m chiều dài.
...
Như vậy, theo quy điịnh trên thì chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012 không được nhỏ hơn 12 mm và phải có hai lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Lớp bên trong và lớp bên ngoài ống cống.
Phương pháp kiểm tra khuyết tật ngoại quan ống bê tông cốt thép như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012?
Căn cứ theo Tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9113:2012 quy định về phương pháp kiểm tra khuyết tật ngoại quan ống bê tông cốt thép như sau:
[1] Lấy mẫu
Lấy ngẫu nhiên 5 ống cống từ mỗi lô sản phẩm để làm mẫu thử kiểm tra.
[2] Thiết bị, dụng cụ
- Thước thép hoặc thước thép cuộn có khả năng đo độ dài 1 m, độ chính xác 1 mm.
- Thước thép dài (300 ¸ 500) mm, độ chính xác đến 1 mm.
- Thước kẹp, độ chính xác đến 0,1 mm.
- Bộ thước căn lá để kiểm tra vết nứt, độ dày của các lá căn (0,05 ¸ 1,00) mm.
- Kính lúp có độ phóng đại từ 5 lần đến 10 lần.
[3] Cách tiến hành
- Đo chiều sâu vết lõm: Đặt thước dài dọc theo đường sinh ống cống rồi cắm thanh trượt của thước kẹp đến đáy vết lõm, đo khoảng cách từ đáy vết lõm đến mép dưới của thước.
- Đo kích thước bê tông vỡ để tính diện tích vỡ: Quy vết vỡ về dạng hình tròn tương đương, đo đường kính trung bình để tính ra diện tích vỡ hoặc dùng giấy bóng kính có kẻ sẵn lưới ô vuông để đo diện tích bê tông vỡ, tính diện tích vỡ bằng cách đếm số ô vuông.
- Đo vết nứt bê tông: Quan sát phát hiện vết nứt bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp. Nếu có vết nứt, thì cắm đầu thước lá căn vào vết nứt để xác định bề rộng và chiều sâu vết nứt.
[4] Đánh giá kết quả
Nếu cả 5 sản phẩm lấy ra của một lô đạt yêu cầu thì lô đó đạt chất lượng quy định.
Nếu có một trong 5 sản phẩm không đạt thì lại chọn tiếp ra 5 sản phẩm khác trong lô đó để kiểm tra.
Nếu lại có một sản phẩm không đạt thì đối với lô sản phẩm này phải nghiệm thu từng sản phẩm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?