Doanh nghiệp bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được điều chỉnh mức phí bảo hiểm tối đa bao nhiêu phần trăm?
- Doanh nghiệp bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được điều chỉnh mức phí bảo hiểm tối đa bao nhiêu phần trăm?
- Tăng rủi ro bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm thì xử lý thế nào?
- Trách nhiệm của các bên nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm được quy định thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được điều chỉnh mức phí bảo hiểm tối đa bao nhiêu phần trăm?
Tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm như sau:
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II và khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
...
Theo đó, căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được điều chỉnh mức phí bảo hiểm tối đa bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Tăng rủi ro bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm như sau:
Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
....
3. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền thực hiện một trong các nội dung sau đây:
a) Tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
b) Giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
c) Rút ngắn thời hạn bảo hiểm;
d) Thu hẹp phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền thực hiện một trong các nội dung sau đây:
- Tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
- Giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
- Rút ngắn thời hạn bảo hiểm;
- Thu hẹp phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Trách nhiệm của các bên nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm được quy định thế nào?
Tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:
Thứ nhất: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Thứ hai: Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).
Thứ ba: Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?