Cách điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè theo QCVN 01-118:2012/BNNPTNT như thế nào?
- Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gì theo QCVN 01-118:2012/BNNPTNT?
- Điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè định kỳ thực hiện bao nhiêu ngày/lần?
- Số mẫu điều tra của một điểm điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè là những mẫu nào?
- Cách điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè theo QCVN 01-118:2012/BNNPTNT như thế nào?
Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gì theo QCVN 01-118:2012/BNNPTNT?
Tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-118:2012/BNNPTNT có quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè như sau:
- Điều tra
+ Điều tra đầy đủ chính xác diễn biến các loại sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
+ Dự báo những loại sinh vật thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.
- Nhận định tình hình
Đánh giá tình hình sinh vật hiện tại, nhận định khả năng phát sinh phát triển và gây hại của sinh vật hại chính trong thời gian tới.
- Thống kê diện tích
Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm sinh vật hại, (nhẹ, trung bình, nặng) diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp phòng chống.
Cách điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè theo QCVN 01-118:2012/BNNPTNT như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè định kỳ thực hiện bao nhiêu ngày/lần?
Tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-118:2012/BNNPTNT có quy định về thời gian điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè như sau:
QUI ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.3. Phương pháp điều tra
2.3.1. Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: 7 ngày một lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thứ tư hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước và trong cao điểm sinh vật gây hại.
2.3.2. Yếu tố điều tra
Chọn đại diện theo giống, tuổi cây, địa hình, điều kiện thâm canh.
2.3.3. Khu vực điều tra
- Vùng trồng chè trọng điểm: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.
- Vùng trồng chè không trọng điểm: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.
2.3.4. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách đường biên ít nhất 1 hàng cây.
Như vậy, điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè định kỳ thực hiện 7 ngày một lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thứ tư hàng tuần.
Số mẫu điều tra của một điểm điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè là những mẫu nào?
Tại Tiết 2.3.5 Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-118:2012/BNNPTNT có quy định về số mẫu điều tra của một điểm như sau:
(1) Sinh vật hại trên búp, lá, cành, thân non
- Cây chè ở giai đoạn vườn ươm, mỗi điểm điều tra 1 khung 40cm x 50cm, tính tỷ lệ (%) cây bị hại cho từng loại dịch hại.
- Cây chè ở giai đoạn tạo tán, mỗi điểm điều tra 5 cây, tính tỷ lệ (%) cây , tỷ lệ (%) búp bị hại cho từng loại dịch hại.
- Cây chè ở gia đoạn kinh doanh thực hiện cách điều tra sau:
+ Dùng khay để điều tra
* Rầy xanh, mỗi điểm điều tra 1 khay, khay điều tra được láng dầu và đặt nghiêng khoảng 45 độ, phía dưới tán chè và dung tay đập vào mặt tán chè phía dưới khay. Đếm số lượng rầy xanh rơi vào khay
+ Dùng khung (40 cm x 50 cm)/điểm để điều tra
* Rầy xanh, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.
* Bọ xít muỗi, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.
* Bọ cánh tơ, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.
* Nhện đỏ, mỗi điểm điều tra 20 lá bánh tẻ - già phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.
* Bệnh thối búp, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.
* Các sinh vật hại búp, lá, cây non như bệnh phồng lá, bệnh đốm xám, bệnh đốm nâu, sâu chùm..., mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.
(2) Sinh vật hại trên thân, cành
Đối với sinh vật hại thân mỗi điểm điều tra 5 cây, đối với sinh vật hại cành mỗi điểm điều tra 20 cành. Tính tỷ lệ (%) cây, cành bị hại, phân cấp mức bị hại.
(3) Sinh vật hại gốc, rễ
Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 1 hố ( kích thước theo phụ lục 2), nằm trong khu vực hình chiếu tán cây, cách gốc 20-30 cm.
Cách điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè theo QCVN 01-118:2012/BNNPTNT như thế nào?
Tại Tiết 2.3.5 Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-118:2012/BNNPTNT có quy định cách điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè như sau:
(1) Ngoài nương chè
- Quan sát từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây. Dùng vợt để điều tra, thu bắt các loại côn trùng gây hại và sinh vật có ích hoạt động bay, nhảy trên bề mặt tán chè. Dùng khay để điều tra, thu bắt các loại côn trùng gây hại và sinh vật có ích phân bố dưới bề mặt tán chè. Theo dõi mật độ, tỷ lệ hại, phân cấp hại và ghi nhận giai đoạn phát triển của dịch hại.
- Thu mẫu để theo dõi ký sinh: Trong quá trình điều tra phát hiện sinh vật hại cần xác định mật độ, tỷ lệ ký sinh của sinh vật có ích. Đối với các loại sinh vật có ích cần thu về phòng để theo dõi ở pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể; pha trứng: 30 ổ trứng và 50 quả trứng đối với trứng đơn.
- Đối với các loại dịch hại hoặc sinh vật có ích mới cần phải thu mẫu để theo dõi, giám định hoặc gửi đến cơ quan chuyên môn để giám định.
(2) Trong phòng
Theo dõi phân tích những mẫu sâu hại đã thu được trong quá trình điều tra và xác định các loài sinh vật ký sinh, tỷ lệ ký sinh trên từng giai đoạn phát triển của sinh vật hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?