Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua theo QCVN 01-70:2011/BNNPTNT được quy định như thế nào?
- Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua theo QCVN 01-70:2011/BNNPTNT được quy định như thế nào?
- Giống cà chua được đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định như thế nào?
- Giống cà chua khảo nghiệm được phân loại nhóm như thế nào?
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua theo QCVN 01-70:2011/BNNPTNT được quy định như thế nào?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-70:2011/BNNPTNT có quy định các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua được quy định theo bảng sau:
Lưu ý: QCVN 01-70:2011/BNNPTNT quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý đối với việc khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống cà chua thuộc loài Lycopersicon esculentum (M.).
Các tính trạng chính (từ tính trạng 1 đến tính trạng 44) luôn được đánh giá trong khảo nghiệm DUS giống cà chua. Các tính trạng bổ sung (từ tính trạng 45 đến tính trạng 60) chỉ đánh giá khi giống khảo nghiệm có tính trạng này và trong trường hợp giống khảo nghiệm không khác biệt với giống đối chứng về các tính trạng quy định tại Quy chuẩn này.
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua theo QCVN 01-70:2011/BNNPTNT được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Giống cà chua được đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định như thế nào?
Tại Tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-70:2011/BNNPTNT có quy định phương pháp đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua như sau:
- Chọn ngẫu nhiên 20 cây đối với một lần nhắc để đánh giá.
- Các tính trạng số lượng được tiến hành đánh giá riêng biệt từng cây hoặc các bộ phận của cây đó.
- Các tính trạng khác được tiến hành đánh giá trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
- Các quan sát trên lá được tiến hành trước khi quả chín. Khi sử dụng các tính trạng kháng bệnh để đánh giá tính khác biệt, phải tiến hành trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo và trên tối thiểu 10 cây.
Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/9; TGP/10; TGP/11).
(1) Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.
– Tính trạng VG: Giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định trong Quy chuẩn này.
– Tính trạng VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở mức xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.
– Tính trạng MG: Tuỳ trường hợp cụ thể được xử lý như tính trạng VG hoặc tính trạng VS và MS.
(2) Đánh giá tính đồng nhất
Giống khảo nghiệm được coi là đồng nhất khi tỷ lệ cây khác dạng không vượt quá 1% ở mức xác suất tin cậy 95%. Với thí nghiệm 40 cây, số cây khác dạng tối đa cho phép là 2.
(3) Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá.
Giống cà chua khảo nghiệm được phân loại nhóm như thế nào?
Tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-70:2011/BNNPTNT có quy định phương pháp khảo nghiệm đối với giống cà chua nhu sau:
PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
...
3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân thành nhóm dựa theo các tính trạng sau:
(a) Cây: dạng hình sinh trưởng (Tính trạng số 2);
(b) Lá: sự phân thùy của lá (Tính trạng số 9);
(c) Cuống hoa: li tầng (Tính trạng số 20);
(d) Quả: dạng quả theo mặt cắt dọc (Tính trạng số 24);
(e) Quả: số ngăn hạt (Tính trạng số 33);
(f) Quả: vai xanh (trước khi chín) (Tính trạng số 34);
(g) Quả: màu sắc khi chín (Tính trạng số 38).
Như vậy, giống cà chua khảo nghiệm được phân loại nhóm dựa trên các tính trạng sau:
- Cây: dạng hình sinh trưởng (Tính trạng số 2);
- Lá: sự phân thùy của lá (Tính trạng số 9);
- Cuống hoa: li tầng (Tính trạng số 20);
- Quả: dạng quả theo mặt cắt dọc (Tính trạng số 24);
- Quả: số ngăn hạt (Tính trạng số 33);
- Quả: vai xanh (trước khi chín) (Tính trạng số 34);
- Quả: màu sắc khi chín (Tính trạng số 38).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?