Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc là gì?
Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc là gì?
căn cứ theo Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc như sau:
Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, người bị bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trở lại làm việc khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
- Được sắp xếp công việc mới nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bệnh nghề nghiệp.
Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc là gì? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần
Như vậy, theo quy định trên thì mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ học phí cho quá trình đào tạo công việc mới.
Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.800.000/tháng (Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Mức trợ cấp hằng tháng đối với lao động nam khi bị bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
Đầu tiên, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở cụ thể như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, hiện nay mức lương cơ sở là 1.800.000/tháng (Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng như sau:
Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định như sau:
Trợ cấp trên một tháng = 30% x mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x mức lương cơ sở.
Do đó, mức trợ cấp hằng tháng đối với lao động nam tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị bệnh nghề nghiệp hiện nay sẽ là 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng/tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?