Quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
- Phương pháp đánh giá khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
- Quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
- Các bước khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
Phương pháp đánh giá khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
Căn cứ Tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT quy định phương pháp đánh giá khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào như sau:
- Khảo nghiệm cơ bản:
+ Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Riêng các chỉ tiêu về phản ứng của giống với sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn, úng, nóng, lạnh, kiềm và mặn...) khi có yêu cầu thì bố trí thí nghiệm riêng trong điều kiện nhân tạo.
+ Các chỉ tiêu định tính được đánh giá bằng mắt, thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc các bộ phận của cây và cho điểm.
+ Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu được lấy ngẫu nhiên. Mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây/1 giống, lấy từ 5 đến 10 cây liên tiếp ở hàng giữa luống, trừ 3 cây đầu luống
+ Phương pháp theo dõi, đánh giá: Các chỉ tiêu về giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào mới được theo dõi, đánh giá.
- Khảo nghiệm sản xuất
+ Thời gian sinh trưởng: Số ngày từ gieo đến thu hoạch;
+ Năng suất: Cân khối lượng củ thương phẩm thực thu trên diện tích khảo nghiệm, quy ra năng suất tấn/ha;
+ Đặc điểm giống: Nhận xét chung về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm;
+ Ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
Quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
Căn cứ Tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT quy định quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào như sau:
(1) Khảo nghiệm cơ bản
- Thời vụ: Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
- Kỹ thuật gieo ươm cây giống
- Yêu cầu về đất:
+ Đất phải đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tưới tiêu.
+ Đất phải được cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ, đủ ẩm để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Mật độ, khoảng cách trồng:
+ Giống ngắn ngày: Mỗi ô trồng 4 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20 cm. Mỗi hàng 25 cây, tổng số cây trên ô là 100 cây.
+ Giống trung ngày: Mỗi ô trồng 3 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm. Mỗi hàng 16 cây, tổng số cây trên ô là 48 cây
+ Giống dài ngày: Mỗi ô trồng 3 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 35cm. Mỗi hàng 14 cây, tổng số cây trên ô là 42 cây.
- Phân bón:
+ Nhóm giống ngắn ngày: Phân chuồng từ 13 đến 15 tấn hoặc lượng phân hữu quy đổi tương đương + 80 đến 90kg N+ 50 đến 60kg P205 + 60 đến 80kg K20.
+ Nhóm giống trung và dài ngày: Phân hữu cơ từ 18 đến 20 tấn hoặc lượng phân hữu cơ khác tương đương + 100 đến 120kg N+ 60 đến 90kg P205 + 80 đến 100kg K20.
+ Tùy điều kiện cụ thể của điểm khảo nghiệm, xác định lượng bón phù hợp cho từng vụ khảo nghiệm.
- Cách bón
+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 1/2 lượng kali.
+ Bón thúc: Toàn bộ lượng đạm và 1/2 lượng ka li chia thành nhiều lần để tưới thúc với nồng độ từ 1 đến 2% khi cây hồi xanh, sau đó cứ 6 đến 7 ngày tưới thúc 1 lần, tưới thúc lần cuối cùng trước khi thu hoạch từ 10 đến 15 ngày.
- Xới vun
+ Xới đất lần 1 sau khi cây ra ngôi được từ 15 đến 20 ngày.
+ Xới đất lần 2 sau lần 1 là 15 ngày.
- Tưới nước: Luôn giữ độ ẩm đất khoảng từ 70 đến 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch
+ Dựa vào đặc tính giống, thời gian sinh trưởng và hình thái bên ngoài củ (bóng, mỡ, lá non ngừng sinh trưởng) để thu hoạch cho đúng lúc, trước khi củ bị hoá xơ
+ Thu những cây mẫu đã xác định trước để đo đếm các chỉ tiêu trong phòng sau đó thu toàn bộ ô thí nghiệm.
(2) Khảo nghiệm sản xuất
Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo khảo nghiệm cơ bản.
Quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT? (Hình từ Internet)
Các bước khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT quy định phương pháp khảo nghiệm:
PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1 Các bước khảo nghiệm
3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản
Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.
3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất
Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống su hào có triển vọng.
...
Theo đó, các bước khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào như sau:
- Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.
- Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống su hào có triển vọng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?