Thành khẩn khai báo là gì? Có thể căn cứ vào tình tiết thành khẩn khai báo để cho hưởng án treo không?

Xin cho tôi được biết, Thành khẩn khai báo là gì? Có thể căn cứ vào tình tiết thành khẩn khai báo để cho hưởng án treo không? Nhờ anh chị ban biên tập giải đáp.

Thành khẩn khai báo là gì?

Căn cứ quy định điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
....
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
....

Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 174/TANDTC-PC năm 2023 hướng dẫn áp dụng Điểm s Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, thành khẩn khai báo là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Thành khẩn khai báo là gì? Có thể căn cứ vào tình tiết thành khẩn khai báo để cho hưởng án treo không?

Thành khẩn khai báo là gì? Có thể căn cứ vào tình tiết thành khẩn khai báo để cho hưởng án treo không? (Hình từ Internet)

Có thể căn cứ vào tình tiết thành khẩn khai báo để cho hưởng án treo không?

Căn cứ quy định Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về án treo như sau:

Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Theo như quy định của pháp luật thì khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách theo quy định.

Do đó trong một số trường hợp nhất định thì thành khẩn khai báo có thể được Tòa án căn cứ để xem xét cho người phạm tội có thể hưởng án treo theo quy định.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 84 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
....

Như vậy, đối với pháp nhân thương mại thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm có:

- Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

- Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

- Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

- Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.

Trân trọng!

Án treo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Án treo
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thời gian đang hưởng án treo, có được đi làm ở Công ty trong cùng tỉnh cư trú sáng đi chiều về hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thử thách khi hưởng án treo có được xem là thời gian được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên cán bộ, công chức, viên chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mắc bệnh hiểm nghèo có được rút ngắn thời gian thử thách án treo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng quản trị đang chịu án treo có được tiếp tục quản lý công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hưởng án treo có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại ngoại và án treo khác nhau như thế nào? Điều kiện hưởng án treo là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Án treo là gì? Lĩnh 1 năm án treo có được tiếp tục đi làm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tù treo là gì? Khi nào được hưởng tù treo?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành khẩn khai báo là gì? Có thể căn cứ vào tình tiết thành khẩn khai báo để cho hưởng án treo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Án treo
Đinh Khắc Vỹ
1,045 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào