Những khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là những khoản nào?
Những khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là những khoản nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
...
Theo đó, khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là: tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương cơ sở.
- Người lao động thuộc đối tượng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung.
Những khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là những khoản nào? (Hình từ Internet)
Việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?
Theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi:
- Người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian không quá 12 tháng.
Hết thời hạn tạm dừng đóng thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?